CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Cuộc đua xe đạp dịp Năm Thánh, tưởng nhớ Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô Như một sự tưởng nhớ đến Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô, vào Chúa nhật ngày 01/6, các tay đua tham dự Giro d’Italia sẽ đạp xe bên trong lãnh thổ Quốc gia Thành Vatican. Đây được coi là “chặng đầu tiên” cho Năm Thánh của thể thao, dự kiến diễn ra vào thứ Bảy 14 và Chúa nhật 15/6. Đọc tất cả   Trung Quốc bầu chọn Giám mục Phụ tá mặc dù đang trong thời gian “trống toà” Theo các nguồn tin của trang mạng AsiaNews, tại Trung Quốc, mặc dù Giáo hội hoàn vũ đang trong tình trạng “trống toà”, các linh mục địa phương đã được triệu tập vào ngày 28/4 để xác nhận việc lựa chọn cha Wu Jianlin, Tổng Đại diện làm Giám mục phụ tá Thượng Hải. Điều này cũng xảy ra tại Giáo phận Xinxiang, tỉnh Hà Nam, với cha Li Jianlin. Đọc tất cả   Toà Thánh cám ơn LHQ vì phiên họp tưởng nhớ Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô Tại Phiên họp Toàn thể của Liên Hiệp Quốc, diễn ra vào ngày 29/4 ở New York, để tưởng nhớ Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục Gabriele Caccia, Quan sát viên Thường trực của Toà Thánh tại Liên Hiệp Quốc nhắc lại những sự kiện quan trọng mà Đức cố Giáo Hoàng đã thực hiện nhằm đem lại lợi ích cho toàn thể nhân loại. Đọc tất cả   Tất cả Hồng y cử tri trong Mật nghị đều có quyền bỏ phiếu Trong một tuyên bố vào thứ Tư ngày 30/4/2025, Hồng y đoàn thông báo rằng tất cả 133 Hồng y cử tri tham gia Mật nghị sắp tới đều có quyền bỏ phiếu bầu Giáo hoàng mới. Đọc tất cả   Cái nhìn tổng quát về các Hồng y cử tri tham dự Mật nghị bầu Giáo hoàng thứ 267 Từ ngày 7/5/2025, 53 Hồng y người châu Âu, 37 Hồng y châu Mỹ, 23 Hồng y người châu Á, 18 Hồng y người châu Phi và 4 Hồng y người châu Đại Dương được triệu tập đến Mật nghị. Vị trẻ nhất là ĐHY Mikola Bychok, 45 tuổi, người Úc, gốc Ucraina; vị lớn tuổi nhất là ĐHY Carlos Osoro Sierra, 79 tuổi, người Tây Ban Nha. 15 quốc gia lần đầu có cử tri bầu Giáo hoàng, bao gồm Haiti, Cape Verde, Papua New Guinea, Thụy Điển, Luxembourg và Nam Sudan. Đọc tất cả   Lịch sử Mật nghị bầu Giáo hoàng Vào thứ Tư ngày 7/5/2025, 133 Hồng y cử tri, nghĩa là những vị dưới 80 tuổi, sẽ quy tụ tại Nhà nguyện Sistine ở nội thành Vatican để tham dự Mật nghị bầu vị Giáo hoàng thứ 267, người sẽ kế nhiệm Đức cố Giáo hoàng Phanxicô vừa qua đời ngày 21/4 vừa qua. Qua nhiều thế kỷ, nhiều thay đổi đã diễn ra và định hình nên cơ cấu của Mật nghị cho đến Mật nghị ngày nay. Đọc tất cả   Hàng ngàn người khuyết tật tham dự Ngày Năm Thánh Người Khuyết tật Trong hai ngày, từ ngày 28 đến 29/4/2025, khoảng 10 ngàn người khuyết tật từ hơn 90 quốc gia đã về Roma tham dự Ngày Năm Thánh dành cho người khuyết tật. Họ đã tham dự Thánh lễ và buổi chia sẻ giáo lý do Đức Tổng Giám mục Rino Fisichella chủ sự, cũng như trình bày những chứng từ đức tin thật cảm động. Đọc tất cả   Các Hồng y được mời gọi đặt Chúa Kitô vào trung tâm, cởi mở với Chúa Thánh Thần, quan tâm đến người nghèo Trong bài suy niệm chia sẻ với các Hồng y trong Phiên họp chung thứ 6 vào sáng ngày 29/4/2025, Viện phụ Donato Ogliari của Đan viện Dòng Biển Đức Thánh Phaolô Ngoại thành, thúc giục các Hồng y đặt Chúa Kitô vào trung tâm, vì một Giáo hội cởi mở với tình huynh đệ và đối thoại, hoạt động vì lợi ích của thế giới và hòa bình, quan tâm đến người nghèo và người bất hạnh. Đọc tất cả   Cơ quan hỗ trợ tị nạn Dòng Tên tiếp tục hành trình theo tinh thần của Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô Suy tư về di sản của Đức Cố Giáo Hoàng Phanxicô như một người bảo vệ toàn cầu cho người tị nạn và hòa bình, thầy Michael Schöpf, tu sĩ Dòng Tên, Giám đốc Cơ quan hỗ trợ tị nạn Dòng Tên (JRS) nhấn mạnh, tiếp tục hành trình theo tinh thần của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô. Đọc tất cả   Đức Hồng Y của Philippines: Không chính trị hóa Mật nghị bầu Giáo hoàng Đức Hồng Y Pablo Virgilio David, Giám mục Kalookan của Philippines nhấn mạnh, Mật nghị Hồng y là một tiến trình phân định thiêng liêng, chứ không phải là một cuộc tranh cử chính trị, đồng thời kêu gọi các tín hữu Công giáo tránh việc vận động hay suy đoán về vị Giáo hoàng kế tiếp. Đọc tất cả  

Truyền Thông

Thư gởi sinh viên, học sinh Công giáo nhân dịp mừng lễ Chúa Phục Sinh 2022.

14/04/2022 - 132
ỦY BAN GIÁO DỤC CÔNG GIÁO
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
THƯ GỬI SINH VIÊN, HỌC SINH CÔNG GIÁO
NHÂN DỊP MỪNG LỄ CHÚA PHỤC SINH 2022
Các con thân mến,
Chúng ta đang ở trong những ngày của Tuần Thánh, tuần lễ quan trọng bậc nhất trong Phụng vụ của Giáo Hội để mừng lễ Chúa Phục sinh. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói trong bài giảng lễ này vào năm 2017 rằng: “Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết, và đây không phải là một chuyện tưởng tượng”. Đúng vậy, sự kiện Chúa sống lại không phải là một sản phẩm của trí tưởng tượng, nhưng là một sự kiện lịch sử và đặc biệt là một mầu nhiệm của đức tin, một mầu nhiệm nền tảng đức tin Kitô giáo của chúng ta như lời Thánh Phaolô xác nhận: “Nếu Đức Ki-tô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng…. và hảo huyền …” (x.1 Cr 15, 14-19). Hôm nay, trước khi bước vào Tam Nhật Thánh, dựa vào những mô tả của Phúc âm, cha muốn cùng với các con nhìn lại phẩm tính đức tin của những chứng nhân đầu tiên trước sự Phục sinh của Chúa Kitô, Chúa chúng ta.
1. Sự kiện Chúa Kitô Phục sinh
Sự kiện này phải gắn liền với cái chết của Chúa Kitô, vì không có tử nạn thì sẽ không có phục sinh. Chúng ta không trực tiếp chứng kiến cái chết này, nhưng một vài chi tiết được thuật lại trong Phúc âm, cho phép chúng ta tin chắc rằng: Chúa Kitô đã chết thật. Cả bốn Thánh sử đều tường thuật cuộc khổ nạn và sự chết của Người trên thập giá. Sau khi bị hành hình và treo lên thập giá như những tử tội khác, Người đã bị một tên lính dùng một ngọn giáo đâm vào cạnh sườn thâu qua trái tim, và lập tức máu cùng nước chảy ra (x. Ga 19, 34). Sau cùng, cuộc mai táng dành cho Người cũng được hoàn tất bằng một tảng đá to che lấp cửa mộ (x. Mt 27, 59-60).
Nhưng rồi đúng như lời tiên báo của Chúa Kitô: Người đã sống lại. Hiện tượng Chúa sống lại đã khiến toán lính canh khiếp sợ, và các bà sợ hãi nhưng vui mừng (x. Mt 28, 4-5). Người đã sống lại qua sự thay đổi lạ thường trong thái độ của các môn đệ như sách Tông Đồ Công Vụ đã ghi chép: “Chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Người, sau khi Người từ cõi chết sống lại” (Cv 10, 41). Với chúng ta hôm nay, Chúa Phục sinh là một chân lý đức tin, và cũng là nền tảng đức tin của chúng ta. Tuy nhiên, cha tin rằng: việc nhìn lại những diễn biến đức tin của các chứng nhân đầu tiên về Chúa Phục sinh, sẽ làm cho đức tin của chúng ta được củng cố nhiều hơn. Vậy, các nhân chứng ấy đã phản ứng như thế nào trước sự Phục sinh của Chúa?
2. Những người đã tin
a. Maria Mađalêna
Maria Mađalêna người phụ nữ được Chúa Giêsu cứu khỏi quỉ ám… bà là người trung thành, là một trong ít người có mặt trên núi Sọ, đã chứng kiến trọn vẹn cuộc khổ nạn và mai táng của Chúa Giêsu, người Thầy đáng kính của mình (x. Ga 19, 25). Maria Mađalêna là một trong ba người phụ nữ đến viếng mộ Chúa từ tảng sáng ngày thứ nhất trong tuần (x. Mt 28, 1). “Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết? Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi.” (Lc 24, 5-6). Chúng ta cũng dễ dàng hiểu được rằng, tại sao Maria Mađalêna như đã bỏ ngoài tai sự loan báo ấy. Thưa tất cả là vì lòng yêu mến. Ước mong duy nhất của bà lúc này là được chăm sóc cho thân xác của Thầy mình một cách cẩn thận và chu đáo hơn : “mang theo dầu thơm đã chuẩn bị sẵn” để ướp xác Chúa Giêsu (x. Lc 24, 1). Lòng yêu mến ấy đã được Chúa Phục sinh ân thưởng. Đức Giêsu gọi: Ma-ri-a! Bà quay lại và đáp “Lạy Thầy” (x. Ga 20, 16). Niềm tin vào Đấng Phục sinh của bà đã trở nên trọn vẹn và mạnh mẽ nhất khi nó được được chia sẻ cho những người khác : “Tôi đã thấy Chúa”, và bà kể lại những điều Người đã nói với bà. (x. Ga 20, 11-18). Câu chuyện của bà đã để lại cho chúng ta một bài học đáng quý: Khi bạn thực sự yêu mến Chúa nhân lành, bạn sẽ không gặp khó khăn gì để tin.
b. Phêrô và Gioan
Nhận được lời báo tin của Maria Mađalêna, cả hai cùng chạy đến mồ, cùng vào trong mồ, cùng nhìn thấy những sự việc như nhau (x. Ga 20, 3-8). Tuy nhiên, thái độ của hai ông thì có phần khác nhau. Gioan đã thấy và ông đã tin, Phêrô thì im lặng. Sự im lặng của ông trong lúc này dường như thể hiện sự cẩn trọng hơn là một thái độ xua tan niềm tin vào sự sống lại của Thầy mình. Bởi lẽ ông đang bị tác động bởi những ký ức về tính bộc trực dẫn đến những sa ngã nhớ đời của mình. Chính vì thế, giờ phút này, khi chứng kiến ngôi mộ của Thầy đang trong tình trạng trống trãi một cách có trật tự: khăn và băng vải được cuốn lại và xếp riêng ra một nơi (x. Ga 20, 7), dù vậy, ông đang muốn thể hiện niềm tin của mình một cách khiêm tốn và thận trọng hơn. Dựa trên những suy nghĩ này, cha tin rằng, cả Phêrô và Gioan đều có những xác tín nhất định về việc sống lại của Thầy mình.
Tâm trạng của hai vị Tông đồ trong ngày đầu Chúa sống lại làm phong phú thêm bài học đáng quý ở trên: Khi bạn thực sự yêu mến Chúa nhân lành, bạn sẽ không gặp khó khăn gì để tin.
c. Người Pharisêu
Có lẽ các con sẽ ngạc nhiên khi cha nhắc đến những thành phần này trong nhóm những người tin vào Chúa. Tường thuật Phúc âm cho thấy mục tiêu của những người Pharisêu là tìm mọi cách để loại bỏ sớm nhất sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Do Thái giáo. Sự kiện táng xác Chúa Giêsu vào trong mồ tưởng chừng như đã kết thúc tất cả. Thế nhưng niềm vui chiến thắng của họ nhanh chóng bị đổi thành nỗi âu lo bởi những sự kiện lạ lùng: bức màn trong Đền Thờ xé ra làm đôi, xác của nhiều vị thánh đã an nghỉ được trỗi dậy (x. Mt 27, 51-54) và những lời tường trình của lính canh giữ mộ. Thế là, một cuộc hội ý khẩn cấp được diễn ra. “Các thượng tế liền họp với các kỳ mục; sau khi bàn bạc, họ cho lính một số tiền lớn, và bảo: 'Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác…'” (Mt 28, 12-15).
Đứng ở một góc nhìn nào đó, những sự việc đang diễn ra trong nội bộ của các thượng tế và những người Pharisêu ngay lúc này, chứng tỏ họ đã tin một cách chắc chắn rằng Chúa Giêsu đã sống lại. Họ không thể phủ nhận điều đó, nhưng muốn che giấu nó bằng một kịch bản thô sơ: chúng tôi đang ngủ….
3. Những người chậm tin
a. Hai môn đệ làng Em-mau
Thánh Luca đã ghi lại sự buồn bã và thất vọng ấy qua câu chuyện của hai môn đệ trên đường Em-mau. Sợ hãi và thất vọng là tâm trạng chung của tất cả các môn đệ Chúa Giêsu sau khi Người được mai táng trong mồ. Trong tâm trạng như thế, cho nên hai ông cũng không nhận ra Chúa Giêsu đến gần và cùng đàm đạo với hai ông. Nhưng cuộc gặp gỡ vô tình này như một cơ hội để trút hết những nỗi buồn trĩu nặng. Hai môn đệ ấy đã thổ lộ nỗi lòng: phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng Chúa Giêsu sẽ cứu chuộc Israel, nhưng…. các việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi (x. Lc 24, 18…). Phán đoán theo hình thức bên ngoài, theo Chúa vì lợi ích trần gian, khi gian nan thử thách xảy đến, nó sẽ trở thành chiếc nút thắt chặt chúng ta trong thất vọng và hối tiếc. Chúa Phục sinh đã giúp hai môn đệ cởi bỏ chiếc nút này một cách hiệu quả bằng việc mời gọi các ngài hướng về Lời Chúa : “Nào Đấng Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?” (Lc 24, 26).
Và cuối cùng, niềm vui Chúa Phục sinh cũng đã bừng lên, hòa nhập với niềm vui của các anh em môn đệ khác khi các ngài quay trở lại Giêrusalem.
b. Tông đồ Tôma
Niềm vui Chúa Phục sinh đang dần xóa tan nỗi sợ hãi và thất vọng nơi các môn đệ, bỗng nhiên bị chùng xuống bởi lời tuyên bố cứng rắn và lạnh lùng của Tôma: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin” (Ga 20, 25b).Với Tôma, việc Chúa sống lại là điều không thể và mãi mãi là không thể xảy ra. Chúa Phục sinh biết rất rõ Tôma là ai và đang cần gì trong lúc này, Người đã kiên nhẫn trao cho ông điều đó, khiến ông thay đổi hoàn toàn con người của mình qua lời tuyên xưng: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”. Chắc chắn rằng, Chúa không chê trách Tôma, nhưng qua con người luôn muốn có bằng chứng trong mọi sự ấy, Chúa chúc phúc cho những người không thấy mà tin : “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!...” (Ga 20, 24-28).
Chúng con lưu ý đôi khi trong đời sống đức tin của chúng ta chỉ biết hoài nghi vào những điều phải tin, trái lại quá tin tưởng vào những điều bình thường của cuộc sống! ... Ít quan tâm đến những lời tiên tri về Chúa... về những phép lạ của Chúa Giêsu... Vì thế chúng con nên : “Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con” (Lc 17, 5).
4. Sống niềm tin vào Chúa Phục Sinh
Các con thân mến, việc chúng ta nhìn lại phản ứng đức tin của tất cả những nhận vật trên đây, hoàn toàn không phải để so sánh hay nhận định, nhưng ngang qua những cung bậc đức tin ấy, niềm tin vào Chúa Phục sinh chúng ta sẽ được củng cố vững chắc hơn. Tuy nhiên, niềm tin này đòi buộc chúng ta phải sống, phải thể hiện như là một nhân chứng cho Tin mừng Chúa Phục sinh. Trong Sứ điệp Mùa Chay năm nay 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ cho chúng ta phương cách sống Mùa Chay thật ý nghĩa qua cụm từ: Gieo và Gặt. Đó cũng là cách thức xứng hợp để chúng ta sống và thể hiện niềm tin vào Chúa Phục sinh. Thánh Phaolô đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa gieo và gặt khi khẳng định: “Ai gieo ít thì sẽ gặt ít và ai gieo nhiều thì sẽ gặt được nhiều” (2Cr 9, 6). Tục ngữ có câu: “Có gieo là sẽ có gặt”. Từ đây ta có thể suy ra: ta gieo điều gì thì sẽ gặt điều đó. Gieo gió thì sẽ gặt bão, gieo hạt lành sẽ gặt được quả ngon. Vậy, theo ý Đức Thánh Cha, đừng ngại khó khăn, các con hãy gieo thật nhiều các việc lành. Các con cũng hãy gieo siêng năng trong việc sống đạo, gieo tích cực trong việc tham dự Thánh Lễ, gieo nhiệt thành trong các việc bác ái và tông đồ, gieo kiên trì trong việc sống theo ý Chúa. Cha tin rằng, các con sẽ vui mừng trong mùa gặt phần rỗi đời đời của mình. Đó cũng là lời chúc mừng lễ Phục sinh của cha đến tất cả các con. 
MỪNG CHÚA PHỤC SINH. ALLELUIA.
Vĩnh Long, ngày 12 tháng 4 năm 2022.
Phêrô Huỳnh Văn Hai
Giám mục Giáo Phận Vĩnh Long
Chủ tịch Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo


× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.