CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Truyền hình trực tiếp Thánh Lễ hai thánh Phêrô và Phaolô - trao dây Pallium (Chúa Nhật 29/6) Múi giờ: 09:30 giờ Roma ; 14:30 Việt Nam Đọc tất cả   ĐHY Lazzaro You: “Không thiếu ơn gọi, điều thường thiếu là một chứng tá đáng tin cậy” Trong lời khai mạc sự kiện “Linh mục hạnh phúc - Thầy đã gọi các con là bạn hữu” (Ga 15,15), Đức Hồng y Lazzaro You Heung Sik, Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ, nói rằng ơn gọi thường không thiếu, nhưng “điều thường thiếu là một chứng tá đáng tin cậy”. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV gửi sứ điệp nhân Ngày Thánh hoá các Linh mục Thứ Sáu ngày 27/6/2025, Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Ngày Thánh hoá các Linh mục, Đức Thánh Cha gửi sứ điệp, mời gọi các linh mục trở thành những người hoà giải và tạo ra hiệp thông, đồng thời nhắc nhở “Anh em đừng bao giờ quên rằng: một linh mục thánh thiện sẽ làm nảy sinh sự thánh thiện xung quanh mình”. Đọc tất cả   Toà Thánh kêu gọi bảo vệ trẻ em trong các cuộc xung đột Phát biểu tại phiên họp của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc về Trẻ em và Xung đột Vũ trang, Đại diện Toà Thánh, Đức ông Marco Formica kêu gọi cộng đồng quốc tế nhận thức rằng, việc bảo vệ những sinh mạng vô tội phải được đặt lên trên mọi toan tính chính trị, quân sự hay chiến lược. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô dâng lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu và phong chức linh mục Trong bối cảnh Năm Thánh dành cho các linh mục và lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu – ngày cầu nguyện cho sự thánh hóa các linh mục, sáng thứ Sáu ngày 27/06, Đức Thánh Cha đã dâng Thánh Lễ và truyền chức linh mục cho 32 phó tế thuộc các đại học Giáo hoàng ở Roma. Trong bài giảng, ngài nhấn mạnh rằng việc bước qua Cửa Thánh và tham dự Thánh lễ hôm nay là một hành vi đức tin, tái dìm sâu đời linh mục vào trong tình yêu tuôn trào từ Thánh Tâm Chúa Kitô. Đọc tất cả   ĐTC Lêô XIV: Linh mục hạnh phúc bởi vì được Đức Kitô gọi trở nên bạn hữu của Người Chiều ngày 26/6/2025, tại Hội trường ở đường Hòa giải gần Vatican, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ khoảng 1.700 linh mục, các nhà đào tạo chủng sinh, các chủng sinh, những người cổ võ ơn gọi. Ngài yêu cầu việc đào tạo như hành trình sống tương quan với Chúa, nhấn mạnh đến đời sống hiệp thông huynh đệ, mời gọi tạo ra môi trường Phúc Âm để người trẻ lắng nghe tiếng gọi đến với ơn gọi của họ. Và ngài khẳng định rằng các linh mục không cô độc trong sứ vụ. Đọc tất cả   ĐTC Lêô XIV tiếp các tham dự viên Ngày Quốc tế chống nghiện ngập Sáng ngày 26/6/2025, gặp gỡ các tham dự viên Ngày Quốc tế chống nghiện ngập, Đức Thánh Cha cảm ơn những người đã tổ chức buổi gặp gỡ, nhấn mạnh rằng đây là dịp phản ánh sâu sắc tinh thần của Năm Thánh – Năm của ân sủng và khôi phục phẩm giá con người. Đọc tất cả   ĐTC Lêô XIV tiếp các thành viên Hội hỗ trợ các Giáo hội Đông phương Gặp gỡ các thành viên Hội hỗ trợ các Giáo hội Đông phương vào sáng ngày 26/6/2025, Đức Thánh Cha bày tỏ niềm vui gặp gỡ họ và cảm ơn công việc bác ái họ thực hiện với tinh thần Tin Mừng. Ngài nhấn mạnh rằng giúp đỡ các Giáo hội Đông phương không chỉ là công việc mà là một sứ mạng Đọc tất cả   ĐTC Lêô XIV gặp gỡ các Giám mục Dòng Chúa Cứu Thế và Dòng Scalabrini Sáng ngày 26/6/2025, gặp gỡ các Giám mục tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế và Dòng Scalabrini, Đức Thánh Cha nhắc nhớ rằng công việc của Chúa luôn đi trước chúng ta. Chúng ta cần phân định khôn ngoan để điều chỉnh tâm trí và trái tim mình cho phù hợp. Ngài khuyến khích họ tiếp tục duy trì mối tương quan huynh đệ giữa các dòng cách quảng đại và vô vị lợi, vì lợi ích của toàn thể đoàn chiên Chúa. Đọc tất cả   Hiến chương Liên Hiệp Quốc, 80 năm của một phép màu mong manh Kỷ niệm 80 năm Hiến chương Liên Hiệp Quốc, ông Andrea Tornielli, Tổng Biên tập Vatican News có bài suy tư, đề cập đến những cuộc chiến đang diễn ra, sự lụi tàn của chủ nghĩa đa phương, tiếng nói ngôn sứ của các Giáo hoàng. Đọc tất cả  

Giáo Hội Việt Nam

Học hỏi Phúc âm Lễ Đức Mẹ Mân Côi (01/10)

28/09/2023 - 15


HỌC HỎI PHÚC ÂM LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI (01/10)

LM Antôn Nguyễn Cao Siêu SJ

Phúc Âm: Lc 1,26-38

“Này Trinh Nữ sẽ thụ thai và sẽ sinh một con trai”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Ðavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: “Kính chào trinh nữ đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng trinh nữ”. Nghe lời đó, trinh nữ bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền thưa: “Maria đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa với Chúa. Này trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận”. Nhưng Maria thưa với thiên thần: “Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?” Thiên thần thưa: “Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm trinh nữ. Vì thế, Ðấng trinh nữ sinh ra sẽ là Ðấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ trinh nữ cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được”. Maria liền thưa: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền”. Và thiên thần cáo biệt trinh nữ.

Ðó là lời Chúa.

 

CÂU HỎI TÌM HIỂU

1. Đọc trình thuật về việc sứ thần Gabrien truyền tin cho ông Dacaria ở Luca 1,5-25. So sánh với trình thuật về truyền tin cho Đức Maria ở Luca 1,26-38. Tìm ra ít nhất 3 điểm khác nhau trong hai trình thuật này.

2. Sứ thần truyền tin cho Đức Maria ở đâu ? Lúc đó cô Maria đã về nhà chồng chưa ? Phải hiểu câu Lc 1,34 như thế nào?

3. Tại sao việc sứ thần Gabrien đến truyền tin cho Đức Maria lại cho thấy một Thiên Chúa  khiêm nhường?

4. Đọc lời chào của sứ thần ở Lc 1,28. Cho biết tại sao Đức Maria được Thiên Chúa chọn làm Mẹ Con Thiên Chúa?

5. Trong bài Phúc âm này, Đức Maria có hai phản ứng đặc biệt trước lời của sứ thần. Cho biết hai phản ứng nằm ở hai câu nào ? Trước hai phản ứng đó, sứ thần làm gì ?

6. Đức Maria có tin lời sứ thần không  (Lc 1,38)? Tin có loại trừ việc suy nghĩ, cân nhắc đắn đo không?

7. Đọc Lc 1,31-33. 35. Đây là khuôn mặt của Đấng Mêsia, Con Thiên Chúa. Bạn có thấy khuôn mặt này có nét gì đặc biệt không?

8. Sứ thần cho Đức Maria một dấu chỉ, điều này nằm ở câu nào? Tại sao cần một dấu chỉ ?

 

GỢI Ý SUY NIỆM:

Để Con Thiên Chúa đi vào cuộc đời của mình, Đức Maria đã nói lời Xin Vâng. Xin Vâng là chấp nhận ý Thiên Chúa, dù mình không hiểu hết, và dù phải trả giá đắt. Bạn có kinh nghiệm Xin Vâng như vậy không?

 

PHẦN TRẢ LỜI

1. Sứ thần Gabriel truyền tin cho ông Dacaria trong Đền thờ ở Giêrusalem, còn Mẹ Maria được truyền tin tại nhà riêng ở thành Nadarét. Ông Dacaria bị câm vì đã không tin lời sứ thần (Lc 1,20), còn Đức Mẹ đã tin (Lc 1,38.45). Ông Dacaria là người đặt tên cho con là Gioan (Lc 1,13), còn Đức Mẹ đặt tên cho con là Giêsu (Lc 1,31).

2. Sứ thần truyền tin cho Đức Maria nơi nhà của Mẹ ở Nadarét, lúc đó Maria đã được đính hôn với ông Giuse, nhưng chưa về nhà chồng. Nguyên văn câu Lc 1,34 là: “Việc ấy sẽ xảy ra như thế nào, vì tôi không biết đàn ông?” Qua câu này có người hiểu là Đức Maria muốn giữ mình trọn đời đồng trinh. Thật ra có thể Đức Maria chỉ muốn hỏi sứ thần: vì Mẹ đang là một trinh nữ mới đính hôn, chưa về nhà chồng, chưa có quan hệ vợ chồng với Giuse, vậy Mẹ sẽ có con như lời sứ thần nói bằng cách nào?

3. Thiên Chúa khiêm nhường vì Ngài sai sứ thần Gabrien đến hỏi ý và Ngài cần lời xin vâng của một cô trinh nữ vùng quê Nadaret, trước khi Ngài cho Con Một của Ngài làm người nơi cung lòng cô.

4. Qua lời chào của sứ thần ở Lc 1,28 ta thấy Đức Maria là Đấng được đầy ân sủng của Thiên Chúa, nghĩa là được Thiên Chúa yêu thương một cách hết sức đặc biệt. Bởi đó Thiên Chúa đã chọn Mẹ làm Mẹ Người Con Một của mình.

5. Phản ứng thứ nhất là “rất bối rối” và không hiểu ý nghĩa lời chào của sứ thần (Lc 1,29). Phản ứng thứ hai là đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn về cách thức mình sẽ sinh con (Lc 1,34). Trước cả hai phản ứng, sứ thần đều trả lời và soi sáng cho Maria hiểu.

6. Đức Maria đã tin lời sứ thần khi đáp: “Này tôi là nữ tỳ của Chúa, xin xảy ra cho tôi như lời sứ thần nói.” Mẹ đã tin sau khi đã suy nghĩ, đặt câu hỏi cho sứ thần, và được trả lời, soi sáng.

7. Khi đọc Lc 1,31-33 ta thấy đây là khuôn mặt của đấng Mêsia mà dân Do-thái mong đợi. Đây là một vị vua, thuộc dòng dõi vua Đa-vít, được nhắc đến ở 2 Sam 7,12-17. Nhưng Lc 1,35 cho thấy Đấng ấy không chỉ là Mêsia mà còn là Đấng được thụ thai cách độc nhất vô nhị, bởi lẽ Thánh Thần, quyền năng của Đấng Tối Cao sẽ ngự xuống trên người mẹ là Đức Maria.

8. Sứ thần cho Maria dấu chỉ ở Lc 1,36. Không phải vì sứ thần sợ Maria không tin, nhưng vì muốn nâng đỡ đức tin của Maria trước mầu nhiệm quá lớn.



Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.