CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Kinh Truyền Tin 29/6: Phêrô và Phaolô - sứ vụ hiệp nhất và hiệp thông Trưa Chúa Nhật ngày 29/6, sau khi dâng lễ trọng kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô tại đền thờ thánh Phêrô, và đeo dây pallium cho các Tân Tổng Giám mục, Đức Thánh Cha Lêô đã xuất hiện tại cửa sổ Dinh Tông Toà để cùng đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu. Đọc tất cả   ĐTC Lêô gặp gỡ phái đoàn Tòa Thượng Phụ Đại Kết: một bước tiến trong hành trình hiệp nhất Sáng ngày 28/6, Đức Thánh Cha Lêô đã tiếp kiến phái đoàn Toà Thượng Phụ Đại Kết Constantinople đến thăm Toà Thánh nhân dịp lễ trọng kính hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô - bổn mạng của Giáo hội Rôma. Đây là lần đầu tiên ngài gặp gỡ phái đoàn này kể từ khi được bầu làm Giám mục Rôma và kế vị thánh Phêrô. Đọc tất cả   ĐTC Lêô gặp gỡ các tu sĩ dòng Vallombrosa: sống ơn gọi đổi mới giữa thế giới đầy biến động Sáng nay 26/8, tại Vatican, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến các tham dự viên của Tổng Tu nghị Dòng Vallombrosa, một nhánh đan tu Biển Đức. Ngài bày tỏ lòng biết ơn vì chứng tá đời sống đan tu mà các tu sĩ đang sống, vốn không ngừng nhắc nhớ toàn thể Giáo hội về ưu tiên tuyệt đối dành cho Thiên Chúa – nguồn mạch niềm vui và sức mạnh biến đổi cá nhân cũng như xã hội. Đọc tất cả   Phúc trình năm 2024 về “Đồng tiền thánh Phêrô” Ngày 27/6, Toà Thánh công bố phúc trình thường niên về việc nhận và sử dụng ngân khoản lạc quyên, quen gọi là “Đồng tiền thánh Phêrô - Obolo di San Pietro” trong năm 2024. Trong năm qua, Quỹ đã quyên góp được 58 triệu euro, tăng 6 triệu so với năm 2023. Đọc tất cả   ĐTC Lêô XIV mời gọi các tín hữu Công giáo Ucraina sống đức tin như Mẹ Maria Thứ Bảy ngày 28/6, gặp gỡ các tín hữu Công giáo Hy Lạp Ucraina đến Roma hành hương Năm Thánh, Đức Thánh Cha Lêô XIV mời gọi họ sống đức tin một cách đơn sơ và can đảm như Mẹ Maria. Đọc tất cả   ĐHY Czerny: Những người làm việc trên biển là những người hành hương hy vọng Hướng đến Chúa nhật Biển cử hành vào ngày 13/7, Đức Hồng Y Michael Czerny, Bộ trưởng Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện gửi sứ điệp, nhìn nhận những người làm việc trên biển là những người hành hương hy vọng, đồng thời xem xét nền kinh tế toàn cầu và tác động của nó đối với những người làm việc trên biển. Đọc tất cả   Năm Thánh - Năm Hồng Ân #28: Anh GB. Đinh Công Tráng, Đức Chia sẻ của anh GB. Đinh Công Tráng về những trải nghiệm vượt biển, cuộc sống trong trại tị nạn những năm 80 và những hy vọng trong cộng đoàn Công giáo tại Đức hiện nay. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha dâng lễ trọng kính hai thánh Phêrô và Phaolô - trao dây Pallium (Chúa Nhật 29/6) Sáng Chúa Nhật ngày 29/6, tại đền thờ thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Lêô đã dâng Thánh Lễ trọng kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, và ngài đã làm phép và đeo dây Pallium cho 54 Tân Tổng Giám mục đến từ 27 quốc gia được bổ nhiệm trong năm vừa qua. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến sự hiệp thông và hiệp nhất giữa hai thánh Phêrô và Phaolô, bất chấp khác biệt và đôi khi xung khắc giữa họ. Đó cũng là lời mời gọi cho các Kitô hữu ngày nay. Đọc tất cả   ĐHY Lazzaro You: “Không thiếu ơn gọi, điều thường thiếu là một chứng tá đáng tin cậy” Trong lời khai mạc sự kiện “Linh mục hạnh phúc - Thầy đã gọi các con là bạn hữu” (Ga 15,15), Đức Hồng y Lazzaro You Heung Sik, Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ, nói rằng ơn gọi thường không thiếu, nhưng “điều thường thiếu là một chứng tá đáng tin cậy”. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV gửi sứ điệp nhân Ngày Thánh hoá các Linh mục Thứ Sáu ngày 27/6/2025, Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Ngày Thánh hoá các Linh mục, Đức Thánh Cha gửi sứ điệp, mời gọi các linh mục trở thành những người hoà giải và tạo ra hiệp thông, đồng thời nhắc nhở “Anh em đừng bao giờ quên rằng: một linh mục thánh thiện sẽ làm nảy sinh sự thánh thiện xung quanh mình”. Đọc tất cả  

Giáo Hội Việt Nam

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 3 Mùa Vọng năm B

14/12/2023 - 34


HỌC HỎI PHÚC ÂM

CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG NĂM B

LM Antôn Nguyễn Cao Siêu SJ

Phúc Âm: Ga 1, 6-8. 19-28

Có người đã được Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến như chứng nhân để làm chứng về sự sáng, hầu mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là sự sáng, nhưng ông chỉ làm chứng về sự sáng. Và đây là chứng của Gioan, khi những người Do Thái từ Giêrusalem sai các vị tư tế và các thầy Lêvi đến hỏi ông: “Ông là ai?” Ông liền tuyên xưng, ông không chối, ông tuyên xưng rằng: “Tôi không phải là Ðấng Kitô”. Họ liền hỏi: “Thế là gì? Ông có phải là Êlia chăng?” Gioan trả lời: “Tôi không phải là Êlia”. - “Hay ông là một đấng tiên tri?” Gioan đáp: “Không phải”.

Họ liền bảo: “Vậy ông là ai, để chúng tôi trả lời cho những người sai chúng tôi. Ông tự xưng là ai?” Gioan đáp: “Tôi là tiếng kêu trong hoang địa: Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi, như tiên tri Isaia đã loan báo”.

Và có những người thuộc nhóm biệt phái cũng được sai đến. Họ hỏi Gioan rằng: “Nếu ông không phải là Ðức Kitô, cũng không phải là Êlia hay một tiên tri, vậy tại sao ông làm phép rửa?” Gioan trả lời: “Tôi làm phép rửa trong nước; nhưng giữa các ngươi, có Ðấng mà các ngươi không biết. Ðấng ấy sẽ đến sau tôi, nhưng chính Ðấng ấy đã có trước tôi và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người”.

Việc này xảy ra tại Bêtania, bên kia sông Giođan, nơi Gioan làm phép rửa.

 

CÂU HỎI TÌM HIỂU

1. Đọc các câu Gioan 1,7-8.15.19.32.34. Xin cho biết công việc chính của Gioan Tẩy giả là gì?

2. Đọc Ga 1,7 và 1,31. Bạn thấy hai câu này có gì khác không?

3. Khi ông Gioan làm phép rửa, thu hút đám đông dân chúng, các nhà lãnh đạo Do-thái giáo ở Giêrusalem đã sai một phái đoàn đi điều tra về ông Gioan. Bạn có nhận xét gì về những câu người ta hỏi ông Gioan, và các câu trả lời của ông trong Ga 1,19-21?

4. Câu 22 là một câu gặng hỏi, để Gioan buộc phải trả lời. Dựa trên câu trả lời của Gioan ở câu 23, bạn thấy Gioan tự nhận mình là ai?

5. Câu 25 là một câu vặn hỏi của phái đoàn về quyền làm phép rửa của Gioan. Nhưng Gioan đã trả lời bằng cách nói lên khuôn mặt của Đức Giêsu (các câu 26-27). Đâu là những nét của khuôn mặt đó?

6. Đọc sách Công vụ 18,25; 19,3-4. Theo ý bạn, ảnh hưởng của ông Gioan sau này có còn mạnh không ở vùng Êphêsô?

7. “Có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết” (Ga 1,26). Ông Gioan cũng nhận mình không biết (Ga 1,31.33). Khi nào Gioan mới nhận biết Đức Giêsu (Ga1,32-34)?

8. Đọc Ga 1,15 và 1,30. Hai câu này có khó hiểu không? Bạn hiểu chúng như thế nào?

 

GỢI Ý SUY NIỆM: Đọc toàn bộ bài Tin Mừng hôm nay, và tìm những chi tiết trong đó cho thấy ông Gioan Tẩy giả là người đã hoàn toàn xóa mình để làm chứng cho Đức Giêsu. Đọc thêm Ga 3,25-30. Là những kitô hữu của thế kỷ 21, muốn làm chứng cho Đức Giêsu trên quê hương, chúng ta học được gì từ gương của Gioan Tẩy giả?

 

PHẦN TRẢ LỜI

1. Qua Ga 1,7-8.15.19.32.34, ta thấy công việc chính của Gioan là làm chứng cho Đức Giêsu. Theo nguyên bản, động từ làm chứng (marturéô) được nhắc đến 5 lần trong các câu Ga 1,7.8.15.32.34 (mỗi câu một lần), và danh từ lời chứng (marturía) được nhắc đến 2 lần trong các câu Ga 1,7.19. Ông Gioan là người được sai đến từ Thiên Chúa (Ga 1,6), với sứ mạng quan trọng là làm chứng về ánh sáng (Ga 1,7). Dù Gioan rất cao trọng, nhưng ngay từ đầu, Tin Mừng thứ tư đã khẳng định ông không phải là ánh sáng, mà chỉ là người làm chứng về ánh sáng thôi (Ga 1,8). Dựa trên Lời Tựa, ta sẽ biết ánh sáng là một con người. Người đó là Ngôi Lời nhập thể (Ga 1,14) là Con Một (Ga 1,14), là chính Đức Giêsu Kitô (Ga 1,17), và là Thiên Chúa Con Một (Ga 1,18). Đức Giêsu chính là ánh sáng mà Gioan đến để làm chứng (Ga 8,12; 9,5; 12,46).

2. Ít nhất có một điểm khác biệt. Ở Ga 1,7: nhờ lời chứng của Gioan mà mọi người tin vào Đức Giêsu là ánh sáng. Còn ở Ga 1,31: nhờ phép rửa của Gioan mà dân Ítraen tin vào Đức Giêsu. Như thế tầm ảnh hưởng của Gioan ở Ga 1,7 rộng hơn ở Ga 1,31. Trong thực tế, Gioan đã làm chứng trước tiên cho dân tộc của mình, nhưng lời chứng của ông đã vượt ra ngoài đất Ítraen, để ảnh hưởng trên toàn thế giới. Ngay từ đầu, Gioan đã giới thiệu Đức Giêsu cho các môn đệ của mình: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây là Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1,29). Rõ ràng đối với Gioan, Đức Giêsu có tầm ảnh hưởng trên cả trần gian, nghĩa là trên cả thế giới loài người.

3. Khi đọc Ga 1,19-21 ta thấy các nhà lãnh đạo Do-thái giáo ở Giêrusalem đã cử một phái đoàn gồm các tư tế và các thầy Lêvi đến gặp Gioan. Họ muốn làm một cuộc điều tra về Gioan, lúc đó ông đã nổi danh, vì đông đảo dân chúng kéo đến với ông xin chịu phép rửa. Phái đoàn này muốn biết xem Gioan thật sự là ai. Trước hết là 3 câu hỏi của họ: “Ông là ai? Ông có phải là…? Ông có phải là…?”. Sau đó là 3 câu trả lời của Gioan. Những câu trả lời của Gioan là những câu phủ nhận, càng lúc càng ngắn và đanh thép hơn: “Tôi không phải là Đấng Kitô.”; “Tôi không phải.”; “Không.” Ta thấy sự khiêm hạ và ngay thẳng của Gioan. Khi người ta nghĩ ông có thể là Đấng Mêsia, ông đã từ chối, vì biết mình không phải là Mêsia. Gioan không màng đến tiếng tăm danh giá. Và ông đã sống như thế suốt đời mình, sống như người làm chứng, như người dọn đường cho một Đấng khác. Khẩu hiệu của ông là: Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại.   

4. Sau 3 câu trả lời phủ nhận của Gioan (Ga 1,19-21), phái đoàn đòi ông phải đưa ra một câu trả lời rõ hơn về chính con người mình (Ga 1,22). Gioan đã trả lời bằng cách dùng lời của ngôn sứ Isaia (Is 40,3). Vị ngôn sứ này nói đến việc dân Do-thái đang bị lưu đầy ở Babylon sắp được Thiên Chúa giải phóng để trở về quê hương (Is 40,1-2). Có tiếng hô của ai đó trong hoang địa, kêu mời sửa đường cho thẳng để ĐỨC CHÚA (Gia-vê) đi từ đất lưu đầy ở Babylon về lại đất Israel, dẫn theo những người Do-thái được giải phóng. Gioan Tẩy giả đã tự nhận mình chính là người cất tiếng hô đó. Ông kêu gọi dân Do-thái sửa đường cho thẳng, không phải cho ĐỨC CHÚA siêu việt, mà cho một Đấng đến sau ông nhưng cao trọng hơn ông (Ga 1,26-27). Sau này ông sẽ biết Đấng ấy là Đức Giêsu.                                                                                                     

5. Trong Ga 1,25 Gioan bị vặn hỏi về quyền làm phép rửa của ông, vì ông không phải là Đấng Kitô, Êlia hay vị ngôn sứ (x. Đnl 18,15). Phái đoàn hỏi ông lấy tư cách gì mà ban phép rửa cho mọi người dân trong nước. Trong Ga 1,26-27, Gioan đã không trả lời đúng vào câu hỏi này. Ông chỉ cho biết phép rửa của ông là phép rửa trong nước. Và ông khiêm tốn nói đến một vị đang ở giữa họ nhưng họ không nhận ra, một Đấng đến sau ông nhưng lại cao trọng hơn ông gấp bội, vì ông không xứng đáng làm đầy tớ cởi quai dép cho Ngài. Như thế ở đây Gioan đã mô tả khuôn mặt của Đấng mà ông sẽ làm chứng, Đấng mà ông có thể gọi là Đức Chúa, Đấng mà ông chỉ là người hô hào mọi người sửa đường cho Ngài (Ga 1,23).

6. Sau này khi Phaolô đến vùng Êphêsô, ông gặp được những môn đệ của Gioan Tẩy giả. Họ chỉ biết đến phép rửa của Gioan thôi (Cv 19,3-4). Apôlô là một người giảng dạy hùng hồn về Đức Giêsu trong hội đường ở Êphêsô, nhưng chính ông cũng chỉ mới chịu phép rửa của Gioan (Cv 18,25). Điều đó cho thấy lúc đó ở Êphêsô, ảnh hưởng của Gioan Tẩy giả và các môn đệ của ông vẫn còn khá mạnh.

7. Gioan Tẩy giả được Thiên Chúa sai đến để làm chứng cho Đấng cao trọng hơn ông ngàn trùng. Nhưng Gioan không lập tức nhận biết Đấng ấy ngay. Chỉ khi ông thấy Thần Khí từ trời ngự xuống và ở lại trên Đức Giêsu, lúc ông ban phép rửa cho Ngài tại sông Giođan, ông mới nhận ra Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, và là Đấng sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần (Ga 1,32-34). Ông trở thành người làm chứng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, sau khi ông thấy điều xảy ra cho Ngài lúc chịu phép rửa (Ga 1,34).

8. Hai câu Ga 1,15 và Ga 1,30 khá giống nhau và có vẻ khó hiểu. Trong cả hai câu, Gioan Tẩy giả nhìn nhận Đức Giêsu là đấng đến sau ông (nghĩa là nhỏ tuổi hơn ông), nhưng lại trổi vượt hơn ông (nghĩa là có phẩm cách vượt trội), vì đã có trước ông. Đức Giêsu nhỏ tuổi hơn Gioan, nhưng lại trước Gioan: chúng ta chỉ hiểu được điều này nếu dựa theo Lời Tựa của Phúc âm Gioan. Theo Lời Tựa này, Đức Giêsu là Ngôi Lời đã hiện hữu từ vĩnh cửu (Ga 1,1-5), nhưng khi xuất hiện trên trần gian, Ngài nhỏ tuổi hơn Gioan (x. Lc 1,36).



Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - hdgmvietnam.com

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.