CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Cuộc đua xe đạp dịp Năm Thánh, tưởng nhớ Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô Như một sự tưởng nhớ đến Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô, vào Chúa nhật ngày 01/6, các tay đua tham dự Giro d’Italia sẽ đạp xe bên trong lãnh thổ Quốc gia Thành Vatican. Đây được coi là “chặng đầu tiên” cho Năm Thánh của thể thao, dự kiến diễn ra vào thứ Bảy 14 và Chúa nhật 15/6. Đọc tất cả   Trung Quốc bầu chọn Giám mục Phụ tá mặc dù đang trong thời gian “trống toà” Theo các nguồn tin của trang mạng AsiaNews, tại Trung Quốc, mặc dù Giáo hội hoàn vũ đang trong tình trạng “trống toà”, các linh mục địa phương đã được triệu tập vào ngày 28/4 để xác nhận việc lựa chọn cha Wu Jianlin, Tổng Đại diện làm Giám mục phụ tá Thượng Hải. Điều này cũng xảy ra tại Giáo phận Xinxiang, tỉnh Hà Nam, với cha Li Jianlin. Đọc tất cả   Toà Thánh cám ơn LHQ vì phiên họp tưởng nhớ Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô Tại Phiên họp Toàn thể của Liên Hiệp Quốc, diễn ra vào ngày 29/4 ở New York, để tưởng nhớ Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục Gabriele Caccia, Quan sát viên Thường trực của Toà Thánh tại Liên Hiệp Quốc nhắc lại những sự kiện quan trọng mà Đức cố Giáo Hoàng đã thực hiện nhằm đem lại lợi ích cho toàn thể nhân loại. Đọc tất cả   Tất cả Hồng y cử tri trong Mật nghị đều có quyền bỏ phiếu Trong một tuyên bố vào thứ Tư ngày 30/4/2025, Hồng y đoàn thông báo rằng tất cả 133 Hồng y cử tri tham gia Mật nghị sắp tới đều có quyền bỏ phiếu bầu Giáo hoàng mới. Đọc tất cả   Cái nhìn tổng quát về các Hồng y cử tri tham dự Mật nghị bầu Giáo hoàng thứ 267 Từ ngày 7/5/2025, 53 Hồng y người châu Âu, 37 Hồng y châu Mỹ, 23 Hồng y người châu Á, 18 Hồng y người châu Phi và 4 Hồng y người châu Đại Dương được triệu tập đến Mật nghị. Vị trẻ nhất là ĐHY Mikola Bychok, 45 tuổi, người Úc, gốc Ucraina; vị lớn tuổi nhất là ĐHY Carlos Osoro Sierra, 79 tuổi, người Tây Ban Nha. 15 quốc gia lần đầu có cử tri bầu Giáo hoàng, bao gồm Haiti, Cape Verde, Papua New Guinea, Thụy Điển, Luxembourg và Nam Sudan. Đọc tất cả   Lịch sử Mật nghị bầu Giáo hoàng Vào thứ Tư ngày 7/5/2025, 133 Hồng y cử tri, nghĩa là những vị dưới 80 tuổi, sẽ quy tụ tại Nhà nguyện Sistine ở nội thành Vatican để tham dự Mật nghị bầu vị Giáo hoàng thứ 267, người sẽ kế nhiệm Đức cố Giáo hoàng Phanxicô vừa qua đời ngày 21/4 vừa qua. Qua nhiều thế kỷ, nhiều thay đổi đã diễn ra và định hình nên cơ cấu của Mật nghị cho đến Mật nghị ngày nay. Đọc tất cả   Hàng ngàn người khuyết tật tham dự Ngày Năm Thánh Người Khuyết tật Trong hai ngày, từ ngày 28 đến 29/4/2025, khoảng 10 ngàn người khuyết tật từ hơn 90 quốc gia đã về Roma tham dự Ngày Năm Thánh dành cho người khuyết tật. Họ đã tham dự Thánh lễ và buổi chia sẻ giáo lý do Đức Tổng Giám mục Rino Fisichella chủ sự, cũng như trình bày những chứng từ đức tin thật cảm động. Đọc tất cả   Các Hồng y được mời gọi đặt Chúa Kitô vào trung tâm, cởi mở với Chúa Thánh Thần, quan tâm đến người nghèo Trong bài suy niệm chia sẻ với các Hồng y trong Phiên họp chung thứ 6 vào sáng ngày 29/4/2025, Viện phụ Donato Ogliari của Đan viện Dòng Biển Đức Thánh Phaolô Ngoại thành, thúc giục các Hồng y đặt Chúa Kitô vào trung tâm, vì một Giáo hội cởi mở với tình huynh đệ và đối thoại, hoạt động vì lợi ích của thế giới và hòa bình, quan tâm đến người nghèo và người bất hạnh. Đọc tất cả   Cơ quan hỗ trợ tị nạn Dòng Tên tiếp tục hành trình theo tinh thần của Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô Suy tư về di sản của Đức Cố Giáo Hoàng Phanxicô như một người bảo vệ toàn cầu cho người tị nạn và hòa bình, thầy Michael Schöpf, tu sĩ Dòng Tên, Giám đốc Cơ quan hỗ trợ tị nạn Dòng Tên (JRS) nhấn mạnh, tiếp tục hành trình theo tinh thần của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô. Đọc tất cả   Đức Hồng Y của Philippines: Không chính trị hóa Mật nghị bầu Giáo hoàng Đức Hồng Y Pablo Virgilio David, Giám mục Kalookan của Philippines nhấn mạnh, Mật nghị Hồng y là một tiến trình phân định thiêng liêng, chứ không phải là một cuộc tranh cử chính trị, đồng thời kêu gọi các tín hữu Công giáo tránh việc vận động hay suy đoán về vị Giáo hoàng kế tiếp. Đọc tất cả  

Mẹ Maria

Thứ Bảy Tuần V PS - Thân Phận Của Những Người Theo Chúa

20/05/2022 - 65
 Thứ Bảy trong tuần thứ Năm Mùa Phục Sinh
Cv 16:1-10; Tv 100:1-2,3,5; Ga 15:18-21
Thân Phận Của Những Người Theo Chúa



Thánh Gioan không chấp  nhận sự nhập nhằng, mù mờ trong thái độ sống. Ngài luôn có sự phân biệt rõ rệt giữa ánh sáng và bóng tối, giữa yêu và ghét, giữa thế gian và những gì không thuộc về thế gian… Tin Mừng hôm nay Thánh sử Gioan đã minh họa rõ hơn về hai hình ảnh đối lập ấy: một bên là thế gian và bên kia là những người Chúa chọn, những người gắn bó với Chúa ; một bên là tình yêu dành cho Thiên Chúa và bên kia là sự thù ghét thế gian mang lại.

Các nhà nghiên cứu cho thấy, thánh Gioan thể hiện xuyên suốt trong Tin Mừng thứ tư chủ đề tình yêu. Qua đoạn Tin Mừng hôm nay Ngài nêu lên một hình ảnh trái ngược làm sáng lên chủ đề tình yêu đó là “sự thù ghét”. Thống kê cho thấy Tin Mừng Gioan đã sử dụng 12 lần động từ “ghét”, động từ này hầu như các Tin Mừng khác không nói đến. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay và vài câu tiếp đó, tức Gioan 15,18-25 động từ “ghét” đã chiếm 7 lần. Chủ từ cho động từ “ghét” thường là “thế gian”, và động từ ghét thường gắn liền với các cụm từ : bách hại, trục xuất khỏi hội đường, giết chết.

Suy niệm Tin Mừng hôm nay chúng ta tự hỏi : Nguyên nhân nào mà những người đi theo Chúa phải chịu sự thù ghét ? Chúa Giêsu đưa ra câu trả lời thật rõ : “Tôi tớ không lớn hơn chủ” ; “Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em. Nếu họ đã tuân giữ lời Thầy, họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em. Nhưng họ sẽ làm tất cả những điều ấy chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy”. Ở những nơi khác của Tin Mừng Nhất Lãm cũng nói lên điều đó. Số phận những Kitô hữu gắn liền với số phận của Chúa Giêsu. Nếu Chúa Giêsu bị hiểu lầm, chống đối, thù ghét… thì số phận của những người theo Ngài cũng giống như vậy. (x.Mc 1,9-13 ; Mt 10,17-22.23-29 ; Lc 12,2-9.51-53).

Mặt khác, khi thuộc về Chúa, nghĩa là đứng ở phía đối lập với thế gian, mà thế gian thì ghét những ai không thuộc về chúng. Hơn nữa, đời sống của những người không thuộc thế gian là một đời sống công chính, vượt ra ngoài bóng tối tội lỗi. Đời sống ấy gián tiếp là lời tố cáo những thế lực đen tối, tội lỗi. Đời sống thánh thiện của người theo Chúa sẽ là lời kết án những ai sống bừa bãi. Khi bạn sống ngay thật bác ái, thì sẽ làm cho những ai sống trái với những điều ấy khó chịu, họ sẽ né tránh và loại trừ bạn. Đời sống ấy ắt hẳn là nguyên nhân của mọi sự loại trừ.

Hơn thế nữa, thế gian thường hay nghi ngờ những gì khác với mình. Chuyện kể về Jonas Haway lần đầu tiên khám phá ra chiếc dù ở Anh. Anh ta đi trong thành phố với biết bao cái nhìn khác lạ ném vào anh ta. Mặc dù chiếc dù lúc đó thật hữu ích, chỉ có một điều mọi người khác không có còn Jonas Haway lại có. Những người theo Chúa, ắt hẳn phải sống khác với những ai thuộc về thế gian, như vậy số phận của họ chắc hẳn cũng bị thế gian nghi ngờ.

Những biểu hiện của sự thù ghét giáng xuống trên người theo Chúa là gì ? Như các nhà nghiên cứu Tin Mừng Gioan cho thấy, động từ “ghét” thường gắn liền với các cụm từ : “bách hại, trục xuất khỏi hội đường và giết chết”. Như vậy, những ai đi theo Chúa cũng phải hiểu rộng thêm rằng : chắc chắn họ cũng sẽ phải chịu bách hại, bị loại trừ và có khi cũng sẽ bị giết chết.

Phản ứng của các môn đệ trước sự thù ghét của thế gian : ở Ga 15,1-17 ngay trước đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã nhắc các môn đệ của Ngài “hãy lưu lại trong tình yên và tình bạn với Ngài”. Nghĩa là, trước khi những người theo Chúa chịu sự ngược đãi của thế gian, thì trước đó họ phải được liên kết mật thiết với Chúa Giêsu. Họ phải nên một với Ngài như cây và cành, như đầu và chi thể. Nếu họ có được điều này, thì những gì thế gian đem lại sẽ không thể tách họ ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa.

Tuy nhiên một điều đem lại nguồn an ủi lớn lao cho những ai đi theo Chúa, Chúa nói ngay sau đoạn Tin Mừng hôm nay : Ngài hứa ban bình an và niềm vui của Ngài cho những ai theo Ngài. Và khi có niềm vui và bình an của chính Chúa, khi ấy những ai đi theo Ngài sẽ có đủ sức mạnh vượt thắng thế gian.

Như vậy để giải quyết vấn đề thế gian thù ghét những người không thuộc về chúng, Chúa Giêsu muốn những ai thuộc về Ngài phải liên kết chặt chẽ với Ngài. Nếu người ấy kết hợp mật thiết với Ngài, họ phải tin rằng họ không bị bỏ rơi, họ được bình an và tình yêu Thiên Chúa sẽ bao phủ, thế lực của tình yêu sẽ chiến thắng sự gian ác. Chúa đã nói : anh em hãy vui lên, Thầy đã thắng thế gian, và chắc chắn ai gắn bó với Ngài cũng sẽ thắng thế gian.

Bị ghét bỏ, bị bắt bớ, bị giết hại mãi cho đến tận thế mới chấm dứt: Đó là thân phận của Thầy Giê-su, và cũng là số phận của những ai đi theo con đường của Ngài. Bởi lẽ, các Ki-tô hữu không thuộc về thế gian, và họ đã được Chúa chọn và ra tách khỏi thế gian (Ga. 15,18-20).

Thật vậy, khi sống theo đòi hỏi của Tin Mừng có thể khiến những người đang theo Chúa như chúng ta hôm nay đây sẽ bị thế giới đương đại tẩy chay, làm khó dễ; thậm chí còn bị bách hại, khủng bố, giết chóc.

Tuy nhiên, cuối cùng, bách hại cướp đi sự sống đời này lại là nguyên nhân của niềm vui và phần thưởng lớn lao trên thiên đàng. Sống hy sinh, dấn thân theo đòi hỏi của Tin Mừng là một tiến trình dẫn đến sự phục sinh khải hoàn: Dẫn đưa các Ki-tô hữu từ lối sống theo tình cảm tự nhiên đạt đến cuộc sống theo Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Cuộc đời các thánh cho chúng ta thấy rằng sự bách hại giúp các Ki-tô hữu được giải thoát khỏi sự cám dỗ và thỏa hiệp với thế gian.

Sự phục sinh của Chúa đã mang lại cho các tông đồ sức sống mới, đã biến đổi các tông đồ từ nhút nhát thành can đàm. Từ hoảng sợ thành kiên cường. Từ thiếu hiểu biết thành kẻ rao giảng Lời Chúa đầy thuyết phục. Xin cho chúng ta cũng được sức sống phục sinh của Chúa nâng đỡ ngõ hầu có thể làm chứng nhân cho Chúa.


Nguồn: Dòng Đức Maria Nữ Vương Hoà Bình - dongnuvuonghoabinh.org

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.