CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Cuộc đua xe đạp dịp Năm Thánh, tưởng nhớ Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô Như một sự tưởng nhớ đến Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô, vào Chúa nhật ngày 01/6, các tay đua tham dự Giro d’Italia sẽ đạp xe bên trong lãnh thổ Quốc gia Thành Vatican. Đây được coi là “chặng đầu tiên” cho Năm Thánh của thể thao, dự kiến diễn ra vào thứ Bảy 14 và Chúa nhật 15/6. Đọc tất cả   Trung Quốc bầu chọn Giám mục Phụ tá mặc dù đang trong thời gian “trống toà” Theo các nguồn tin của trang mạng AsiaNews, tại Trung Quốc, mặc dù Giáo hội hoàn vũ đang trong tình trạng “trống toà”, các linh mục địa phương đã được triệu tập vào ngày 28/4 để xác nhận việc lựa chọn cha Wu Jianlin, Tổng Đại diện làm Giám mục phụ tá Thượng Hải. Điều này cũng xảy ra tại Giáo phận Xinxiang, tỉnh Hà Nam, với cha Li Jianlin. Đọc tất cả   Toà Thánh cám ơn LHQ vì phiên họp tưởng nhớ Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô Tại Phiên họp Toàn thể của Liên Hiệp Quốc, diễn ra vào ngày 29/4 ở New York, để tưởng nhớ Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục Gabriele Caccia, Quan sát viên Thường trực của Toà Thánh tại Liên Hiệp Quốc nhắc lại những sự kiện quan trọng mà Đức cố Giáo Hoàng đã thực hiện nhằm đem lại lợi ích cho toàn thể nhân loại. Đọc tất cả   Tất cả Hồng y cử tri trong Mật nghị đều có quyền bỏ phiếu Trong một tuyên bố vào thứ Tư ngày 30/4/2025, Hồng y đoàn thông báo rằng tất cả 133 Hồng y cử tri tham gia Mật nghị sắp tới đều có quyền bỏ phiếu bầu Giáo hoàng mới. Đọc tất cả   Cái nhìn tổng quát về các Hồng y cử tri tham dự Mật nghị bầu Giáo hoàng thứ 267 Từ ngày 7/5/2025, 53 Hồng y người châu Âu, 37 Hồng y châu Mỹ, 23 Hồng y người châu Á, 18 Hồng y người châu Phi và 4 Hồng y người châu Đại Dương được triệu tập đến Mật nghị. Vị trẻ nhất là ĐHY Mikola Bychok, 45 tuổi, người Úc, gốc Ucraina; vị lớn tuổi nhất là ĐHY Carlos Osoro Sierra, 79 tuổi, người Tây Ban Nha. 15 quốc gia lần đầu có cử tri bầu Giáo hoàng, bao gồm Haiti, Cape Verde, Papua New Guinea, Thụy Điển, Luxembourg và Nam Sudan. Đọc tất cả   Lịch sử Mật nghị bầu Giáo hoàng Vào thứ Tư ngày 7/5/2025, 133 Hồng y cử tri, nghĩa là những vị dưới 80 tuổi, sẽ quy tụ tại Nhà nguyện Sistine ở nội thành Vatican để tham dự Mật nghị bầu vị Giáo hoàng thứ 267, người sẽ kế nhiệm Đức cố Giáo hoàng Phanxicô vừa qua đời ngày 21/4 vừa qua. Qua nhiều thế kỷ, nhiều thay đổi đã diễn ra và định hình nên cơ cấu của Mật nghị cho đến Mật nghị ngày nay. Đọc tất cả   Hàng ngàn người khuyết tật tham dự Ngày Năm Thánh Người Khuyết tật Trong hai ngày, từ ngày 28 đến 29/4/2025, khoảng 10 ngàn người khuyết tật từ hơn 90 quốc gia đã về Roma tham dự Ngày Năm Thánh dành cho người khuyết tật. Họ đã tham dự Thánh lễ và buổi chia sẻ giáo lý do Đức Tổng Giám mục Rino Fisichella chủ sự, cũng như trình bày những chứng từ đức tin thật cảm động. Đọc tất cả   Các Hồng y được mời gọi đặt Chúa Kitô vào trung tâm, cởi mở với Chúa Thánh Thần, quan tâm đến người nghèo Trong bài suy niệm chia sẻ với các Hồng y trong Phiên họp chung thứ 6 vào sáng ngày 29/4/2025, Viện phụ Donato Ogliari của Đan viện Dòng Biển Đức Thánh Phaolô Ngoại thành, thúc giục các Hồng y đặt Chúa Kitô vào trung tâm, vì một Giáo hội cởi mở với tình huynh đệ và đối thoại, hoạt động vì lợi ích của thế giới và hòa bình, quan tâm đến người nghèo và người bất hạnh. Đọc tất cả   Cơ quan hỗ trợ tị nạn Dòng Tên tiếp tục hành trình theo tinh thần của Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô Suy tư về di sản của Đức Cố Giáo Hoàng Phanxicô như một người bảo vệ toàn cầu cho người tị nạn và hòa bình, thầy Michael Schöpf, tu sĩ Dòng Tên, Giám đốc Cơ quan hỗ trợ tị nạn Dòng Tên (JRS) nhấn mạnh, tiếp tục hành trình theo tinh thần của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô. Đọc tất cả   Đức Hồng Y của Philippines: Không chính trị hóa Mật nghị bầu Giáo hoàng Đức Hồng Y Pablo Virgilio David, Giám mục Kalookan của Philippines nhấn mạnh, Mật nghị Hồng y là một tiến trình phân định thiêng liêng, chứ không phải là một cuộc tranh cử chính trị, đồng thời kêu gọi các tín hữu Công giáo tránh việc vận động hay suy đoán về vị Giáo hoàng kế tiếp. Đọc tất cả  

Giáo Phận Xuân Lộc

Tâm Tình Mục Tử tháng 03 năm 2025 : Hiện tượng luận cảnh vực nội tâm khi cầu nguyện

05/03/2025 - 18

Tâm Tình Mục Tử tháng 03 năm 2025

Hiện tượng luận cảnh vực nội tâm khi cầu nguyện

 

Quý Cha và Quý Tu Sĩ mến,

Cùng Giáo hội toàn cầu, Giáo phận chúng ta đã bước vào Năm Thánh với sự nhấn mạnh tầm nền tảng và nguồn cội sự sống đời đời là ‘Lời Chúa và Thánh Thể’. Người lữ hành của Hy vọng nhất thiết cần Lời Chúa ‘là ngọn đèn soi con bước’ (Tv 109: 105) và Thánh Thể là ‘bảo chứng niềm hy vọng và lương thực đi đường’ (Vaticanô II, MV 38). Sống hồng ân 60 năm thành lập Giáo phận, chúng ta cùng hiệp hành giúp nhau làm cho ‘chứng tá đức tin của chúng ta trở thành men Hy vọng đích thực cho thế giới, trở thành lời loan bào trời mới đất mới’ (Sắc chỉ Spes non Confundit s. 25)

Một

Một thực tại nổi bật biểu tỏ con người giống Thiên Chúa là khả năng suy tư, chiêm niệm siêu hình, hướng tới đỉnh cao nhân văn là Chân (la Vérité), Thiện (le Bien), Mỹ (la Beauté).

Triết gia Platon (428-347 tr. CGS) đặt sự chiêm niệm triết học lên chóp đỉnh của tri thức, biểu lộ cái tốt nhất nơi hữu thể, gắn bó với tình yêu, được kích hoạt bởi phần cao nhất (nõus) của lý trí và tình yêu. Phần cao nhất này, vừa điều khiển các phần thấp kém như các ước muốn, vừa mang khả năng chiêm niệm các linh tượng trong thế giới linh tượng (le Monde des idées). Nhờ khả năng chiêm niệm này, con người tham dự vào sự Thiện, sự Thiện siêu việt hữu thể, và tham dự vào cái Đẹp vượt tầm trí hiểu, là sự tri ngộ xuất thần, là trực giác thực tại Tuyệt đối.

Triết gia Aristote (384-322 tr. CGS) đặt sự chiêm niệm triết học lên đỉnh cao của đời sống đức độ là đời sống tuân theo lý trí, mở ra khả năng ‘thần hóa lý trí’. Lý trí với khả năng suy tư mang tính thần linh và đưa vào thực tại thần linh. Lý trí là ‘thiết bị’ bắt sóng ‘thần linh’.

Hai

Trong dòng lịch sử giữa lịch sử nhân loại, Giáo hội lưu giữ, sống và làm tỏa sáng kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa. Cựu Ước lưu giữ biến cố Ông Môsê gặp ‘Đấng Vô Hình’ nơi bụi gai bừng lửa. Tiên tri Elia gặp Đức Chúa trên núi Horeb, trong làn gió lạ thường… Trong Tân Ước, các Tông đồ tường thuật sự kiện hai tâm hồn cô Martha và Maria, Chúa hiển dung trên núi Tabor và kinh nghiệm của Thánh Phaolô được đem lên tầng trời thứ bảy… Có sự chuyển biến từ sự sợ hãi của Môsê và Êlia đến sự chiêm ngưỡng Chúa Giêsu trong tình yêu dẫu vẫn còn nỗi bàng hoàng trước Đấng uy nghi. ‘Đức Giêsu tiến lại và đụng đến họ, Ngài nói ; ‘Hãy chỗi dậy, đừng sợ !’ (Mt 17: 7)

Trong Cựu Ước, cầu nguyện diễn ra trong các cuộc thần hiển (bụi gai, mây phủ, bão gió…). Đó là những cuộc diện kiến ‘không chịu nổi’ trước Đức Chúa, ghi ấn dấu nỗi nhớ về một Hiện Hữu, nỗi nhớ về sự kiện tạo vật đối diện Đấng ‘Tuyệt đối khác’ không thể đối diện của Đức Chúa. Đấng ấy ‘khác’ đến nỗi không ai đối diện mà còn sống. Tân Ước mạc khải vinh quang Thiên Chúa xuyên qua nhân tính của Chúa Giêsu. Con người vẫn mang nỗi hãi sợ nhưng vẫn được ở gần bên nhờ ‘Thiên Chúa làm người để ‘tôi’ chiêm niệm mà trở nên ‘Chúa’.

Ba

Các Giáo phụ Hy lạp, sống trong nôi cội nguồn triết học phương Tây, đã nâng cấp năng lực suy tư triết học thành hoạt động nguyện cầu. Triết học, vẫn với trí năng và niềm vui, sẽ lịm đi trước khi đạt tới sự nguyện cầu. ‘Cái biết-gnôsis’, như nơi Tông đồ Gioan, là ánh sáng thâm nhập tâm hồn nhờ hiệu quả của sự vâng phục các điều răn. Cầu nguyện là đích điểm của các hiền nhân, của cả cuộc sống, đó là sự cầu nguyện tinh ròng. Trong nguyện cầu có mây mù và đêm tối, tương ứng hai giai đoạn cuộc đời ông Môsê.

Thánh Bênađô Clairvaux mô tả bốn bậc thang dẫn lên của đời sống thiêng liêng: Đọc Lời, suy tư, cầu nguyện và chiêm niệm. Thánh nhân giải thích ‘suy tư’ là ý hướng của tinh thần truy tìm, như phương tiện khám phá chân lý. Thánh nhân đánh giá cao sự chiêm niệm là tình trạng thích ứng của tâm hồn để đạt được trực giác lẽ thật. Suy tư, còn nặng ‘lý trí’ là đi tìm, còn chiêm niệm, thấm nhuần tình yêu dịu dàng là gặp gỡ. Theo chiết tự, chiêm niệm, ‘contemplation’ hình thành bởi ‘con‘ (cùng) và ‘templum’ (đền thờ). Người chiêm niệm là người vào đền thờ để trở thành ‘thánh thiêng’.

Thánh Nữ Thérèse Avila góp phần soi sáng thêm hành trình thiêng liêng bằng nhấn mạnh tầm cỡ của sự ‘chiêm nguyện’ (oraison). Chiêm nguyện buông bỏ mọi suy tư siêu hình, là nội tâm được Chúa ấp ủ, là nhiệm hiệp cùng Thiên Chúa và hưởng hạnh phúc ‘hôn lễ thần linh’. Trở lui lịch sử về Cựu Ước, đã rất sớm, Tiên tri Hôsê đã công bố ân huệ tuyệt vời Đức Chúa dành cho Israel, ‘Hôn thê của Đức Chúa’ (Os 2: 16ss): ‘Này, Ta dụ nó (Israel), đem nó vào sa mạc, và kề lòng, Ta nói khó với nó’. Tân Ước qua sách Khải huyền tuyên dương Giáo hội - Hiền thê của Chúa Kitô. Hôn lễ được cử hành trang trọng trên Trời. Hôn lễ thần linh này diễn tả một trật sự nhiệm hiệp của Giáo hội, các tâm hồn với Thiên Chúa.

Bốn

Khi thực hành cầu nguyện, ta nhận thức nền tảng và nguồn cội phát sinh cầu nguyện là Lời Chúa và các nhiệm tích, đặc biệt nhiệm tích Thánh Thể. Đây là Phụng vụ Thánh của Giáo hội. Khi cử hành Phụng vụ Thánh, Giáo hội cầu nguyện, tuyên xưng đức Tin và dẫn dắt con cái mình sống phẩm hạnh làm nghĩa tử của Thiên Chúa.

Thông thường người ta phân biệt quá mức đến độ các thực tại hoạt động nội tâm của sự nguyện cầu không liên hệ mấy với nhau, chẳng hạn, chiêm niệm dành riêng cho đan sĩ nơi các tu viện cô tịch. Tín hữu giữa ‘chợ đời’ chỉ có khả năng cầu nguyện cấp thấp. Thực sự, hiện tượng diễn ra trong nội tâm tín hữu khi cầu nguyện là các hoạt động, nhờ tác động của Chúa Thánh Thần, nương vào nhau mà cất cao tâm hồn, mà ‘nâng tâm hồn lên’. Do đó, là tín hữu, ai cũng hân hạnh được mời gọi nên thánh, nên trọn lành.

Đức Tổng Phụ Dòng Xitô, Mauro-Giuseppe Lepori giải thích hiệu quả hoa trái nội tâm của tín hữu qua mẫu gương Đức Trinh Mẫu Maria: ‘Chúa Thánh Thần toàn năng đã nhận được lời ‘Xin Vâng’ khiêm hạ của Đức Maria, làm nên Ngôi Lời Thiên Chúa Nhập Thể… Mỗi khi có điều gì to lớn và xinh đẹp được tái sinh trong Giáo hội, thì điều ấy sẽ chỉ xẩy ra khi Chúa Thánh Thần đã tìm gặp được một tâm hồn khiêm nhu và phó thác’, một thửa đất màu mỡ, dám thưa ‘Xin Vâng’ như Đức Maria đã từng làm’.

Thánh Phanxicô Salêsiô giáo huấn: ‘Cha muốn nói rằng đời sống đạo đức phải được thể hiện theo nhiều lối khác nhau… Các Giám mục mà muốn sống ẩn dật như các ẩn sĩ Chartreux… Những người đã lập gia đình mà lại dửng dưng đối với của cải hơn các tu sĩ Capucinô… người lao động mà ở nhà thờ suốt ngày như tu sĩ… thì có thích hợp hay chăng?... Thật là sai lầm và không thể chấp nhận được khi loại trừ lòng đạo đức ra khỏi đời sống quân ngũ, khỏi các tiệm buôn… khỏi nhà của những người đã kết bạn’.

 

Anh chị em quý mến,

Đức cha Phụ tá và nhóm anh em linh mục vừa hoàn tất biên soạn tập ‘Hướng dẫn cử hành và sống năm Thánh 2025’ rất phong phú, giúp các cộng đoàn hiểu về Năm Thánh, cử hành Thánh lễ trong Năm Thánh, suy niệm Chầu Thánh Thể, cầu nguyện với kinh Mân côi, Đàng Thánh Giá, suy niệm Lời Chúa theo chủ đề Năm Thánh và Phụng ca Năm Thánh.

Giáo phận chân thành cám ơn ban biên soạn và xin các cha tận dụng để dân Thánh của Chúa đón nhận thật nhiều ân phúc.

Năm Thánh là ‘lúc thuận tiện, là ngày cứu độ’ (2Cr 6:2b), ‘là thời điểm gặp gỡ Chúa Giêsu cách sống động và cá vị, Người là cửa ơn cứu độ và là niềm hy vọng của chúng ta’ (Sắc chỉ Spes non Confundit, s. 1).

Thân ái

 

Gioan Đỗ Văn Ngân

Giám mục hiệp hành với anh chị em



Nguồn: Giáo phận Xuân Lộc - giaophanxuanloc.net

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.