CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Cuộc đua xe đạp dịp Năm Thánh, tưởng nhớ Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô Như một sự tưởng nhớ đến Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô, vào Chúa nhật ngày 01/6, các tay đua tham dự Giro d’Italia sẽ đạp xe bên trong lãnh thổ Quốc gia Thành Vatican. Đây được coi là “chặng đầu tiên” cho Năm Thánh của thể thao, dự kiến diễn ra vào thứ Bảy 14 và Chúa nhật 15/6. Đọc tất cả   Trung Quốc bầu chọn Giám mục Phụ tá mặc dù đang trong thời gian “trống toà” Theo các nguồn tin của trang mạng AsiaNews, tại Trung Quốc, mặc dù Giáo hội hoàn vũ đang trong tình trạng “trống toà”, các linh mục địa phương đã được triệu tập vào ngày 28/4 để xác nhận việc lựa chọn cha Wu Jianlin, Tổng Đại diện làm Giám mục phụ tá Thượng Hải. Điều này cũng xảy ra tại Giáo phận Xinxiang, tỉnh Hà Nam, với cha Li Jianlin. Đọc tất cả   Toà Thánh cám ơn LHQ vì phiên họp tưởng nhớ Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô Tại Phiên họp Toàn thể của Liên Hiệp Quốc, diễn ra vào ngày 29/4 ở New York, để tưởng nhớ Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục Gabriele Caccia, Quan sát viên Thường trực của Toà Thánh tại Liên Hiệp Quốc nhắc lại những sự kiện quan trọng mà Đức cố Giáo Hoàng đã thực hiện nhằm đem lại lợi ích cho toàn thể nhân loại. Đọc tất cả   Tất cả Hồng y cử tri trong Mật nghị đều có quyền bỏ phiếu Trong một tuyên bố vào thứ Tư ngày 30/4/2025, Hồng y đoàn thông báo rằng tất cả 133 Hồng y cử tri tham gia Mật nghị sắp tới đều có quyền bỏ phiếu bầu Giáo hoàng mới. Đọc tất cả   Cái nhìn tổng quát về các Hồng y cử tri tham dự Mật nghị bầu Giáo hoàng thứ 267 Từ ngày 7/5/2025, 53 Hồng y người châu Âu, 37 Hồng y châu Mỹ, 23 Hồng y người châu Á, 18 Hồng y người châu Phi và 4 Hồng y người châu Đại Dương được triệu tập đến Mật nghị. Vị trẻ nhất là ĐHY Mikola Bychok, 45 tuổi, người Úc, gốc Ucraina; vị lớn tuổi nhất là ĐHY Carlos Osoro Sierra, 79 tuổi, người Tây Ban Nha. 15 quốc gia lần đầu có cử tri bầu Giáo hoàng, bao gồm Haiti, Cape Verde, Papua New Guinea, Thụy Điển, Luxembourg và Nam Sudan. Đọc tất cả   Lịch sử Mật nghị bầu Giáo hoàng Vào thứ Tư ngày 7/5/2025, 133 Hồng y cử tri, nghĩa là những vị dưới 80 tuổi, sẽ quy tụ tại Nhà nguyện Sistine ở nội thành Vatican để tham dự Mật nghị bầu vị Giáo hoàng thứ 267, người sẽ kế nhiệm Đức cố Giáo hoàng Phanxicô vừa qua đời ngày 21/4 vừa qua. Qua nhiều thế kỷ, nhiều thay đổi đã diễn ra và định hình nên cơ cấu của Mật nghị cho đến Mật nghị ngày nay. Đọc tất cả   Hàng ngàn người khuyết tật tham dự Ngày Năm Thánh Người Khuyết tật Trong hai ngày, từ ngày 28 đến 29/4/2025, khoảng 10 ngàn người khuyết tật từ hơn 90 quốc gia đã về Roma tham dự Ngày Năm Thánh dành cho người khuyết tật. Họ đã tham dự Thánh lễ và buổi chia sẻ giáo lý do Đức Tổng Giám mục Rino Fisichella chủ sự, cũng như trình bày những chứng từ đức tin thật cảm động. Đọc tất cả   Các Hồng y được mời gọi đặt Chúa Kitô vào trung tâm, cởi mở với Chúa Thánh Thần, quan tâm đến người nghèo Trong bài suy niệm chia sẻ với các Hồng y trong Phiên họp chung thứ 6 vào sáng ngày 29/4/2025, Viện phụ Donato Ogliari của Đan viện Dòng Biển Đức Thánh Phaolô Ngoại thành, thúc giục các Hồng y đặt Chúa Kitô vào trung tâm, vì một Giáo hội cởi mở với tình huynh đệ và đối thoại, hoạt động vì lợi ích của thế giới và hòa bình, quan tâm đến người nghèo và người bất hạnh. Đọc tất cả   Cơ quan hỗ trợ tị nạn Dòng Tên tiếp tục hành trình theo tinh thần của Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô Suy tư về di sản của Đức Cố Giáo Hoàng Phanxicô như một người bảo vệ toàn cầu cho người tị nạn và hòa bình, thầy Michael Schöpf, tu sĩ Dòng Tên, Giám đốc Cơ quan hỗ trợ tị nạn Dòng Tên (JRS) nhấn mạnh, tiếp tục hành trình theo tinh thần của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô. Đọc tất cả   Đức Hồng Y của Philippines: Không chính trị hóa Mật nghị bầu Giáo hoàng Đức Hồng Y Pablo Virgilio David, Giám mục Kalookan của Philippines nhấn mạnh, Mật nghị Hồng y là một tiến trình phân định thiêng liêng, chứ không phải là một cuộc tranh cử chính trị, đồng thời kêu gọi các tín hữu Công giáo tránh việc vận động hay suy đoán về vị Giáo hoàng kế tiếp. Đọc tất cả  

Mẹ Maria

Mến Yêu Hằng Ngày Thứ 6, 30-08-2024

30/08/2024 - 17
MẾN YÊU HẰNG NGÀY
Thứ 6, 30-08-2024 (Mt 25,1-13)

 
"Bấy giờ, Nước Trời sẽ giống như chuyện mười trinh nữ cầm đèn ra đón chú rể. Trong mười cô đó, thì có năm cô dại và năm cô khôn. Quả vậy, các cô dại mang đèn mà không mang dầu theo. Còn những cô khôn thì vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo. Vì chú rể đến chậm, nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả. Nửa đêm, có tiếng la lên: "Chú rể kia rồi, ra đón đi!" Bấy giờ tất cả các trinh nữ ấy đều thức dậy, và sửa soạn đèn. Các cô dại nói với các cô khôn rằng: "Xin các chị cho chúng em chút dầu, vì đèn của chúng em tắt mất rồi!" Các cô khôn đáp: "Sợ không đủ cho chúng em và cho các chị đâu, các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn." Đang lúc các cô đi mua, thì chú rể tới, và những cô đã sẵn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới. Rồi người ta đóng cửa lại. Sau cùng, mấy trinh nữ kia cũng đến gọi: "Thưa Ngài, thưa Ngài! mở cửa cho chúng tôi với!" Nhưng Người đáp: "Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô là ai cả!" Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào.

SUY NIỆM

Thời xưa ở Palestine, người muốn tham dự tiệc cưới cũng cần phải chuẩn bị và đón đợi (Ngày nay một số ngôi làng ở Cận Đông vẫn còn duy trì phong tục này). Cô dâu và chú rể sẽ không đi xa để hưởng tuần trăng mật mà thay vào đó, họ sẽ dành ra cả một tuần để ăn mừng với gia đình và bạn bè. Chú rể sẽ cùng với vài người bạn đến đón và rước dâu về nhà. Họ cùng nhau đi ngả đường nào dài nhất để nhiều người cũng có thể chia vui với họ. Khi họ đến nơi, lúc này cửa sẽ đóng và không đón tiếp vị khách nào nữa. Nếu chú rể quyết định đi đón nàng dâu vào ban đêm, cả đoàn rước phải dùng đèn mới đi được. Không có ai đi đêm mà không mang theo đèn cả.

Ngày hôm nay, Chúa Giêsu kể câu chuyện này để thức tỉnh mỗi người trong chúng ta. Hàng ngày, chúng ta đều phải chuẩn bị tinh thần sẵn sàng chờ đón Người. Vậy làm sao chúng ta biết được mình đã sẵn sàng hay chưa? Thật ra tâm thế sẵn sàng đó là khi ta trữ được nhiều dầu cho cây đèn tâm linh của mình. Cây đèn đó chính là việc lành chúng ta làm mỗi ngày trong đời sống. Mỗi người cần tự hỏi mình rằng: trong cuộc sống của tôi, liệu tôi có bác ái hay không?

Lòng bác ái không đơn thuần chỉ là một kiểu tình cảm của con người. Vượt xa hơn thế, lòng bác ái là khi chúng ta yêu thương người khác bằng con tim của Chúa Giêsu. Nghĩa là, Chúa Giêsu đã đặt trong chính tâm hồn ta trái tim thương xót của Người để rồi chúng ta đến với nhau bằng chính trái tim của Người, yêu thương nhau bằng chính tình yêu ấy của Người. Lòng bác ái chính là món quà Chúa dành tặng cho chúng ta để yêu thương và đến với người khác theo cách vượt xa mọi khả năng của chúng ta. Những việc lành bác ái trong đời sống là những lễ vật đẹp nhất, thánh thiêng nhất để chúng ta dâng lên Thiên Chúa nếu chúng ta muốn được dự tiệc Thiên Đàng với Người.

Ngày hôm nay, bạn có thấy trái tim Chúa Giêsu ở trong trái tim mình không? Bạn có thấy Chúa đang hành động trong bạn, thúc giục bạn mở lòng với người khác ngay cả khi điều đó thật khó khăn đối với bạn không? Bạn có nói hay làm điều gì để giúp người khác nên thánh không? Bạn có để cho Chúa hành động trong bạn và qua bạn mà biến đổi thế giới không? Nếu câu trả lời của bạn là “có” cho tất cả các câu hỏi trên, nghĩa là cuộc sống của bạn đang chan hoà lòng bác ái.

Lạy Chúa, xin biến trái tim con thành nơi xứng đáng để trái tim Cực Thánh của Ngài cư ngụ. Xin cho trái tim con có cùng nhịp đập với trái tim của Ngài. Và xin cho mọi lời nói, hành động của con cũng chứa chan tình mến như Ngài hằng chăm sóc thương yêu con cái Ngài. Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa.

----//-----//-----
Biên dịch: Nhóm Bạn Đường Linh Thao

Nguồn:
https://mycatholic.life/books/catholic-daily-reflections-series/ordinary-time-weeks-18-34/twenty-first-week-in-ordinary-time/
http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/2019/aug30.htm

Wedding customs in ancient Palestine required extra vigilance and preparation for everyone involved. (Some near eastern villages still follow this custom.) The bride and groom did not go away for their honeymoon, but celebrated for a whole week with their family and friends. It was the custom for the groom, in company with his friends, to come at his discretion and get his bride and bring her to their new home. They would take the longest route possible so that many villagers along the way could join in the wedding procession. Once they arrived and closed the doors, no one else could be admitted. If the groom decided to come and bring his bride at night, then lights were required by necessity to guide the travelers through the dark and narrow streets. No one was allowed on the village streets at night without a lamp! 
To show up for a wedding party without proper attire and travel arrangements is like trying to get into a special event today that requires a prearranged permit or reservation. You just don’t get in without the proper pass. Can you imagine the frustration travelers might experience when going abroad and finding out that they can’t get into some country because they don't have the right visa or a valid passport.
Jesus tells this parable, in part, to wake us up.  We must be ready for Him every day.  And how do we make sure we are ready?  We are ready when we have plenty of “oil” for our lamps.  The oil especially represents charity in our lives.  So, the simple question to ponder is this: “Do I have charity in my life?”
Charity is more than just simple human love.  By “human love” we mean an emotion, feeling, attraction, etc.  We can feel this way toward another person, toward some activity or toward many things in life.  We can “love” to play sports, or watch movies, etc.
But charity is so much more.  Charity means we love with the heart of Christ.  It means that Jesus has placed in our hearts His own merciful heart and we love with His love.  Charity is a gift from God that enables us to reach out to and care for others in ways that are far beyond our own abilities.  Charity is divine action in our lives and it is necessary if we want to be welcomed to the feast of Heaven.
Reflect, today, upon whether or not you can see the heart of Jesus alive in your own heart.  Can you see Him acting in you, compelling you to reach out to others even when it’s hard?  Do you say and do things that help people grow in holiness of life?  Does God act in you and through you to make a difference in the world?  If the answer is “Yes” to these questions, then charity is certainly alive in your life.
Lord, make my heart a fit dwelling place for Your own divine heart.  Let my heart beat with Your love and let my words and actions share in Your perfect care for others.  Jesus, I trust in You.


Nguồn: Dòng Đức Maria Nữ Vương Hoà Bình - dongnuvuonghoabinh.org

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.