CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Nữ tu Brazil, cao tuổi nhất thế giới qua đời ở tuổi 116 Sơ Inah Canabarro Lucas, người Brazil, thuộc Dòng các Nữ tu Thánh Têrêsa, sinh ngày 27/5/1908, người cao tuổi nhất thế giới, đã qua đời vào ngày 30/4/2025, hưởng thọ 116 tuổi. Đọc tất cả   Các tín hữu ở Campuchia gìn giữ hạt giống Tin Mừng được gieo bởi Đức cố GH Phanxicô Đức cha Olivier Schmitthaeusler, Đại diện Tông tòa Phnom Penh nói với hãng tin Fides của Bộ Loan Báo Tin Mừng rằng, các tín hữu ở một vùng đất nhỏ Đông Nam Á tiếp tục gìn giữ hạt giống Tin Mừng đã được Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô gieo trong triều Giáo hoàng của ngài. Đọc tất cả   Gia đình Vinh Sơn cử hành 400 năm thành lập Tu hội Truyền giáo Sáng thứ Năm ngày 01/5/2025, tại nhà thờ Thánh Eustache, Đức cha Emmanuel Tois, Giám mục Phụ tá Paris đã chủ sự Thánh lễ trọng thể bế mạc sự kiện tại thủ đô Pháp nhân kỷ niệm 400 năm thành lập Tu hội Truyền giáo, do Thánh Vinh Sơn Phaolô thành lập năm 1625. Đọc tất cả   Đức Thượng phụ Bartolomeo hy vọng Giáo hoàng mới sẽ tiếp tục cuộc đối thoại đại kết và hiện thực hóa “giấc mơ của Đức Phanxicô” Theo thông tin được đăng tải trên trang web của tờ “Orthodoxtimes” hôm 30/4, Đức Thượng phụ Bartolomeo của Chính Thống giáo Constantinople đã chia sẻ với một nhóm hành hương của Anh giáo và Công giáo đến từ Anh quốc, bao gồm các Giám mục và linh mục, rằng ngài mong Giáo hoàng mới sẽ tiếp tục cuộc đối thoại đại kết. Đọc tất cả   Nhìn qua con số Hồng y cử tri đến từ Á châu tham gia Mật nghị bầu Giáo hoàng Mật nghị bầu Giáo hoàng mới sẽ được bắt đầu vào ngày 7/5 tới đây là Mật nghị có đông Hồng y từ Á châu nhất trong lịch sử các Mật nghị của Giáo hội. Trong số 135 Hồng y cử tri sẽ có 23 vị đến từ châu Á, chiếm 17%. Đọc tất cả   Đức cố Giáo hoàng Phanxicô mời gọi người trẻ chuẩn bị cho hôn nhân, đừng ly dị Ngày 28/2, báo New York Times của Mỹ đã đăng lời tựa Đức cố Giáo hoàng Phanxicô viết cho cuốn sách “Yêu mãi mãi” của tổ chức YOUCAT - Giáo lý cho người trẻ. Trong lời khuyên nhủ dành cho những người trẻ, Đức cố Giáo hoàng đã thúc giục các cặp đôi chuẩn bị kỹ lưỡng cho hôn nhân và cam kết với “tình yêu kéo dài suốt đời”. Đọc tất cả   Liên Hiệp quốc tưởng nhớ Đức cố Giáo hoàng Phanxicô Ngày 29/4/2025, Liên Hiệp quốc đã bày tỏ lòng kính trọng đặc biệt đối với Đức cố Giáo hoàng Phanxicô trong lễ tưởng niệm đặc biệt tại trụ sở Liên Hiệp quốc ở New York. Phát biểu trước các đại biểu từ 193 quốc gia thành viên, ông Antonio Guterres, Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc, đã ca ngợi Đức cố Giáo hoàng vì luôn là “tiếng nói của hòa bình trong thế giới chiến tranh”, nhắc nhở chúng ta về bổn phận đạo đức của mình và luôn là “sứ giả của hy vọng”. Đọc tất cả   Một vài chi tiết liên quan đến Mật nghị Ngày 30/4/2025, ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cũng đã cung cấp cho giới báo chí một số thông tin chi tiết về việc tiến hành Mật nghị Hồng y, sẽ bắt đầu vào ngày 7/5/2025, như về thời gian, số lần bỏ phiếu trong ngày, khi nào sẽ có khói bay lên như dấu hiệu chưa hay đã bầu được Giáo hoàng. Ông cũng đề cập đến một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như một Hồng y đau bệnh sẽ có thể bỏ phiếu như thế nào. Đọc tất cả   Các Hồng y xin các tín hữu cầu nguyện cho các ngài trong việc chọn Giáo hoàng Trong một thông cáo được Tòa Thánh công bố vào ngày 30/4/2025, các Hồng y nhấn mạnh trách nhiệm của các Hồng y cử tri tham dự mật nghị bầu Giáo hoàng và cảm thấy cần được hỗ trợ bằng lời cầu nguyện của tất cả các tín hữu. Đọc tất cả   Các Hồng y thảo luận về tình hình kinh tế tài chính của Tòa Thánh Trong Phiên họp chung thứ 7 vào ngày 30/4/2025, 180 Hồng y, trong đó có 124 Hồng y cử tri, đã thảo luận về các vấn đề khác nhau và cũng nói về cách thế để cấu trúc kinh tế của Toà Thánh có thể tiếp tục hỗ trợ các cuộc cải cách của Đức Thánh Cha Phanxicô. Đọc tất cả  

Mẹ Maria

Mến Yêu Hằng Ngày - Ngày 09.06.2023

09/06/2023 - 28
MẾN YÊU HẰNG NGÀY
Thứ 6, 09-06-2023 (Mc 12, 35-37)

Khi giảng dạy trong Ðền Thờ, Ðức Giêsu lên tiếng hỏi: "Sao các kinh sư lại nói Ðấng Kitô là con vua Ðavít? Chính vua Ðavít được Thánh Thần soi sáng đã nói:
Ðức Chúa phán cùng Chúa Thượng tôi:
bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị,
để rồi bao địch thù,
Cha sẽ đặt dưới chân Con.
Chính vua Ðavít gọi Ðấng Kitô là Chúa Thượng, thì do đâu Ðấng Kitô lại là con vua ấy được?" Ðám người đông đảo nghe Ðức Giêsu cách thích thú.

SUY NIỆM

"Chính vua Ðavít gọi Ðấng Kitô là Chúa Thượng, thì do đâu Ðấng Kitô lại là con vua ấy được?"
Trong thời Do Thái, Con Vua Đa-vít là một danh hiệu chỉ Đấng Cứu Thế. Quả thật, Đấng cứu thoát mà họ mong chờ từ lâu, Người thuộc dòng dõi Vua Đa-vít. Và chính Chúa Giê-su cũng thường được đám đông gọi bằng danh hiệu này. Vua Đa-vít cũng đã thừa nhận rằng Đấng Cứu Chuộc được sinh ra từ dòng dõi nhà vua. Nhưng theo như lời tiên tri ghi trong Thánh Vịnh 110, Đấng Cứu Chuộc không chỉ là con cháu ông, nhưng còn là Chúa và là Đấng giải thoát ông. Ngài sẽ thống trị không chỉ Israel, mà cả các quốc gia. 

Bằng cách nào Vua Đa-vít lại nhận biết Đấng Me-si-a là Con Thiên Chúa và là Chúa Thượng? Chính Chúa Giê-su đã khẳng định, Thánh Thần đã mặc khải cho Vua biết điều này. Rằng Đấng mà toàn nhân loại đang chờ đợi không chỉ thuộc dòng dõi chí tôn. Mà Ngài sẽ giải phóng các dân tộc dưới ách thống trị của kẻ thù . Như Chúa Thánh Thần đã mặc khải nơi Vua Đa-vít thế nào, Ngài vẫn tiếp tục sứ mệnh mặc khải như vậy nơi mỗi con người, luôn mở rộng con tim và nhận thức để đón nhận thánh ý của Ngài.

Chúa Giê-su tự ý thức được mình thuộc dòng dõi Vua Đa-vít, đồng thời cũng là Thiên Chúa cao cả. Như thánh Phao-lô đã viết "không ai có thể nói rằng: "Ðức Giêsu là Chúa", nếu người ấy không ở trong Thần Khí." (1Cr 12, 3). Chúa Giê-su không giải thoát thế gian bằng đội quân hùng mạnh. Nhưng bằng quyền năng của Thần Khí, Chúa Giê-su đã chinh phục dân Ngài. Để dẫn vào một thế giới công bình, bình an, vui vẻ. Ngài đã chiến thắng kẻ thù bằng tình yêu cao cả và sự hy sinh trên thập giá. Để tha thứ và đem lại sự tự do đích thực cho con người. 

Chúa Giê-su là Thiên Chúa, là ý nghĩa gì? Từ "Chúa" theo cách thường được hiểu là người cai trị, nói cách khác là Vua. Người có uy quyền, thuộc dòng dõi cao quý và sẵn sàng xả thân vì nước. Có một điều, chúng ta khó nhận thấy, rằng ta đang bị ai đó hoặc điều gì đó cai trị. Nếu ta đặt Thiên Chúa hoặc một thứ gì đó quyền lực lên trên hết, ta sẽ phục tùng điều đó hoàn toàn vô điều kiện. Những thứ quyền lực dễ dàng thâu tóm ta ví dụ như những tính nết xấu (tức giận, ham muốn xác thịt, đố kỵ, thù hận...), những thú vui cờ bạc, rượu chè, ma túy,... Nhưng chỉ duy nhất Thiên Chúa mới đích thực có thể giải phóng ta, để ta hoàn toàn yêu và được yêu một cách trọn vẹn nhất. Khi ta tuyên xưng Chúa Giê-su là Thiên Chúa, đồng nghĩa ta mời Ngài bước vào cuộc đời và làm chủ mọi lời nói, suy nghĩ, hành động và mọi tương quan trong đời sống ta. Ta đã chọn điều gì chi phối tình cảm, lý trí và mọi mối quan hệ trong đời sống? Liệu lựa chọn đó có phải là Thiên Chúa? Và Ngài đang đứng ở vị trí nào trong thứ tự ưu tiên của ta?
"Lạy Chúa Giê-su, con yêu mến Ngài, con tin Ngài là Đấng Thiên  Sai, là Con Vua Đa-vít, là Con Thiên Chúa và là Vua Is-ra-el. Ngài là Thiên Chúa của con và mọi luật lệ con đều đặt ở nơi Ngài. Xin ngự đến trong con và làm chủ mọi suy nghĩ, lời nói và việc làm nơi con". Amen.
----//-----//-------
Biên dịch: Nhóm Bạn Đường Linh Thao
Nguồn: http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/matt2241.htm



How could King David recognize the Christ as both his son and his Lord? Among the Jews the most common title for the Messiah was the Son of David.  The Jews looked forward to the long-expected Savior who would come from the line of David. Jesus  was often addressed with that title, especially by the crowds (Mark 10:47ff, Matthew 9:27; 12:23). David acknowledged that the Messiah would indeed come from his line as God had promised him. But David also prophesied in Psalm 110 that the Messiah would not simply be his son and heir, but his Lord and Redeemer who would rule, not just Israel, but all the nations as well.

How could David recognize the Messiah as both son and lord?  Jesus proclaims that it was the Holy Spirit who inspired David (Matt. 22:43). David recognized from afar that the promised Messiah would not simply be a prince of David's line who would conquer lands and peoples like David himself. Through the revelation of the Holy Spirit, David recognized that the Messiah would be the true Son of God who would redeem his people and establish them as a royal priesthood and a holy nation. It is the work of the Holy Spirit to reveal the true identity of Christ to all who will open their hearts and minds to receive this revelation.

Jesus points to himself as the true heir of David's throne and the true Lord of David as well. Paul the Apostle states that "no one can say ‘Jesus is Lord' except by the Holy Spirit" (1 Cor. 12:3). Jesus did not come with an army to conquer nations and territories, but he came in the power of the Spirit to conquer the hearts of men and women for his kingdom of  righteousness, peace, and joy (Romans 14:17). He won pardon and freedom for us through his sacrificial love and victory on the cross.

What does it mean to acknowledge that Jesus is Lord?  The word Lord means "ruler" or "king" -- the one who is owed personal fealty, familial loyalty, and willing submission. Whether we recognize it or not, we indeed are all ruled by someone or something. The Lord or Master of our lives is the person or power we give our lives over to and submit to in a full way. We can be ruled by many different things -- such as our unruly passions (such as rage, lust, envy, pride, hatred, etc.), the love of money, alcohol, drugs, possessions, etc. Only one Lord can truly set us free to love and to be loved as God intended from the beginning. When we acknowledge that Jesus is Lord we invite him to be the Master of our heart and the Ruler of our thoughts and actions, relationships and home, and all that we do and say. Is the Lord Jesus the true Master and King of your heart and do you give him free reign in every area of your life?

"Lord Jesus, I believe that you are the Messiah, the Son of David and the Son of God. You are my Lord and I willingly submit myself to your rule in my life. Be Lord and King of my life, my thoughts, heart, home, relationships, work and all that I do."


 



Nguồn: Dòng Đức Maria Nữ Vương Hoà Bình - dongnuvuonghoabinh.org

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.