CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Nữ tu Brazil, cao tuổi nhất thế giới qua đời ở tuổi 116 Sơ Inah Canabarro Lucas, người Brazil, thuộc Dòng các Nữ tu Thánh Têrêsa, sinh ngày 27/5/1908, người cao tuổi nhất thế giới, đã qua đời vào ngày 30/4/2025, hưởng thọ 116 tuổi. Đọc tất cả   Các tín hữu ở Campuchia gìn giữ hạt giống Tin Mừng được gieo bởi Đức cố GH Phanxicô Đức cha Olivier Schmitthaeusler, Đại diện Tông tòa Phnom Penh nói với hãng tin Fides của Bộ Loan Báo Tin Mừng rằng, các tín hữu ở một vùng đất nhỏ Đông Nam Á tiếp tục gìn giữ hạt giống Tin Mừng đã được Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô gieo trong triều Giáo hoàng của ngài. Đọc tất cả   Gia đình Vinh Sơn cử hành 400 năm thành lập Tu hội Truyền giáo Sáng thứ Năm ngày 01/5/2025, tại nhà thờ Thánh Eustache, Đức cha Emmanuel Tois, Giám mục Phụ tá Paris đã chủ sự Thánh lễ trọng thể bế mạc sự kiện tại thủ đô Pháp nhân kỷ niệm 400 năm thành lập Tu hội Truyền giáo, do Thánh Vinh Sơn Phaolô thành lập năm 1625. Đọc tất cả   Đức Thượng phụ Bartolomeo hy vọng Giáo hoàng mới sẽ tiếp tục cuộc đối thoại đại kết và hiện thực hóa “giấc mơ của Đức Phanxicô” Theo thông tin được đăng tải trên trang web của tờ “Orthodoxtimes” hôm 30/4, Đức Thượng phụ Bartolomeo của Chính Thống giáo Constantinople đã chia sẻ với một nhóm hành hương của Anh giáo và Công giáo đến từ Anh quốc, bao gồm các Giám mục và linh mục, rằng ngài mong Giáo hoàng mới sẽ tiếp tục cuộc đối thoại đại kết. Đọc tất cả   Nhìn qua con số Hồng y cử tri đến từ Á châu tham gia Mật nghị bầu Giáo hoàng Mật nghị bầu Giáo hoàng mới sẽ được bắt đầu vào ngày 7/5 tới đây là Mật nghị có đông Hồng y từ Á châu nhất trong lịch sử các Mật nghị của Giáo hội. Trong số 135 Hồng y cử tri sẽ có 23 vị đến từ châu Á, chiếm 17%. Đọc tất cả   Đức cố Giáo hoàng Phanxicô mời gọi người trẻ chuẩn bị cho hôn nhân, đừng ly dị Ngày 28/2, báo New York Times của Mỹ đã đăng lời tựa Đức cố Giáo hoàng Phanxicô viết cho cuốn sách “Yêu mãi mãi” của tổ chức YOUCAT - Giáo lý cho người trẻ. Trong lời khuyên nhủ dành cho những người trẻ, Đức cố Giáo hoàng đã thúc giục các cặp đôi chuẩn bị kỹ lưỡng cho hôn nhân và cam kết với “tình yêu kéo dài suốt đời”. Đọc tất cả   Liên Hiệp quốc tưởng nhớ Đức cố Giáo hoàng Phanxicô Ngày 29/4/2025, Liên Hiệp quốc đã bày tỏ lòng kính trọng đặc biệt đối với Đức cố Giáo hoàng Phanxicô trong lễ tưởng niệm đặc biệt tại trụ sở Liên Hiệp quốc ở New York. Phát biểu trước các đại biểu từ 193 quốc gia thành viên, ông Antonio Guterres, Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc, đã ca ngợi Đức cố Giáo hoàng vì luôn là “tiếng nói của hòa bình trong thế giới chiến tranh”, nhắc nhở chúng ta về bổn phận đạo đức của mình và luôn là “sứ giả của hy vọng”. Đọc tất cả   Một vài chi tiết liên quan đến Mật nghị Ngày 30/4/2025, ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cũng đã cung cấp cho giới báo chí một số thông tin chi tiết về việc tiến hành Mật nghị Hồng y, sẽ bắt đầu vào ngày 7/5/2025, như về thời gian, số lần bỏ phiếu trong ngày, khi nào sẽ có khói bay lên như dấu hiệu chưa hay đã bầu được Giáo hoàng. Ông cũng đề cập đến một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như một Hồng y đau bệnh sẽ có thể bỏ phiếu như thế nào. Đọc tất cả   Các Hồng y xin các tín hữu cầu nguyện cho các ngài trong việc chọn Giáo hoàng Trong một thông cáo được Tòa Thánh công bố vào ngày 30/4/2025, các Hồng y nhấn mạnh trách nhiệm của các Hồng y cử tri tham dự mật nghị bầu Giáo hoàng và cảm thấy cần được hỗ trợ bằng lời cầu nguyện của tất cả các tín hữu. Đọc tất cả   Các Hồng y thảo luận về tình hình kinh tế tài chính của Tòa Thánh Trong Phiên họp chung thứ 7 vào ngày 30/4/2025, 180 Hồng y, trong đó có 124 Hồng y cử tri, đã thảo luận về các vấn đề khác nhau và cũng nói về cách thế để cấu trúc kinh tế của Toà Thánh có thể tiếp tục hỗ trợ các cuộc cải cách của Đức Thánh Cha Phanxicô. Đọc tất cả  

Mẹ Maria

Mến Yêu Hằng Ngày - Ngày 07.05.2022

06/05/2022 - 61
MẾN YÊU HẰNG NGÀY
LỜI GIẢNG THÂM SÂU VỀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ
 
Thứ 7, ngày 07-05-2022 (Ga 6, 60-69)


“Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”

Nghe rồi, nhiều môn đệ của Người liền nói: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” Nhưng Đức Giê-su tự mình biết được là các môn đệ đang xầm xì về vấn đề ấy, Người bảo các ông: “Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư? Vậy nếu anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao? Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống. Nhưng trong anh em có những kẻ không tin.” Quả thật, ngay từ đầu, Đức Giê-su đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người. Người nói tiếp: “Vì thế, Thầy đã bảo anh em: không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho.” Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa.

Vậy Đức Giê-su hỏi Nhóm Mười Hai: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?” Ông Si-môn Phê-rô liền đáp: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa.”

SUY NIỆM

Sau khi Chúa Giêsu giảng giải sâu sắc về Bí Tích Thánh Thể, nhiều môn đệ theo Người đã “rút lui, không còn đi theo Người nữa”. Hay nói cách khác, lời giảng dạy của Chúa Giêsu về Thánh Thể là một điều quá khó chấp nhận, quá khó tin đối với họ.

Nhưng cũng thú vị thay, sau khi Chúa Giêsu giảng dạy những lời ấy, và cả sau khi có nhiều người đã rời bỏ, Người vẫn kiên quyết không thối lui, cũng chẳng rút lại những điều Người đã nói. Thay vào đó, Người hỏi nhóm tông đồ thân tín của Người: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?”

Hiểu rõ câu hỏi này của Chúa Giêsu thật là điều quan trọng. Bằng cách hỏi thẳng thừng như thế, Ngài để các tông đồ hoàn toàn tự do chọn lựa rút lui hay ở lại. Người không gây áp lực buộc họ phải tin điều Người vừa giảng dạy. Đây là điều có ý nghĩa rất lớn, vì sự gắn bó thân thiết với các tông đồ mà Chúa Giêsu đưa ra lời mời gọi này để các ông có sự tự do hoàn toàn để chấp nhận lời giảng dạy tuyệt vời về Bí tích Thánh Thể. Họ thật sự có quyền tự do để chấp nhận hoặc từ chối. Chính sự tự do này sẽ giúp cho niềm tin vào Chúa Giêsu của các ông được bén rễ sâu sắc hơn.

Phê-rô đã đưa ra một lời đáp trả thật tuyệt vời. “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai?” Câu trả lời của Phê-rô thể hiện hai điều. Thứ nhất, nói lên cảnh ngộ khó khăn lúc ấy, khi nhiều người đã lựa chọn “bỏ Thầy”. Thứ hai, câu nói ấy cho thấy Phê-rô và các tông đồ đều ý thức được rằng họ phải tin tưởng vào Thầy của mình, bất kể hoàn cảnh có khó khăn ra sao. Các ông cũng chẳng thể bỏ Thầy mình chỉ vì nhiều người đã bỏ đi và không chịu chấp nhận điều Ngài vừa giảng dạy được. Thật vậy, trong lời nói của Phê-rô, chúng ta có thể nhận thấy một lòng tin vững vàng của các ông vào Thầy mình đến độ nếu các ông rời bỏ Thầy thì các ông hoàn toàn là những kẻ ngu ngốc. Bỏ Thầy rồi, các ông sẽ đi về đâu? Tại sao các ông phải bỏ Thầy chứ? Phê-rô đã xác tín lại lần nữa niềm tin vào Chúa Giêsu cho dù việc theo Ngài ở thời điểm ấy không phải là lựa chọn của số đông.

Phản tỉnh: hãy suy nghĩ về mức độ gắn bó của bạn với Giêsu. Hãy luôn biết rằng: bạn hoàn toàn có quyền tự do lựa chọn theo Ngài hoặc bỏ Ngài. Nhưng nếu bạn chọn theo Ngài, đừng theo Ngài nửa vời. Nhớ rằng lời mời gọi của Chúa Giêsu là lời đầy sức mạnh nhưng cũng mang tính thách thức và đòi hỏi. Ngài muốn bạn tin tưởng vào Ngài và theo Ngài với trọn con tim cùng lời đoan hứa chung thuỷ trọn vẹn. Chỉ mình Chúa Giêsu mới có lời đem lại sự sống đời đời và chúng ta phải học cách chấp nhận, tin tưởng vào lời ấy với tất cả con người của ta.

Lạy Chúa, bỏ Ngài con biết theo ai? Chính Ngài, và chỉ có Ngài mới là Đấng con tin tưởng và bước theo. Xin giúp con tuân hành tất cả những gì Ngài giảng dạy, cùng xin Ngài giúp con tự do chọn Ngài trong từng giây, từng phút mọi ngày suốt đời con. Lạy Chúa Giê su, con tín thác vào Ngài. Amen.
 
____
Nhóm Bạn Đường Linh Thao
Nguồn: https://mycatholic.life/books/catholic-daily-reflections-series/lent-and-easter-reflections/10—third-week-of-easter/

The Profound Teaching of the Holy Eucharist
Saturday of the Third Week of Easter

 
As a result of this, many of his disciples returned to their former way of life and no longer walked with him.  Jesus then said to the Twelve, “Do you also want to leave?”  Simon Peter answered him, “Master, to whom shall we go?  You have the words of eternal life.”  John 6:66-68
 
What a perfect response from Peter.  The context of this story is quite fascinating and revealing.  Jesus had just completed His beautiful and profound discourse on the Holy Eucharist stating clearly that His flesh is real food and His blood is real drink and that unless you eat the flesh of the Son of Man and drink His blood you have no life in you.  
 
As a result of His teaching on the Eucharist there were many who “returned to their former way of life and no longer walked with Him.”  In other words, Jesus’ teaching on the Eucharist was difficult for many to accept and believe.
Interestingly, after Jesus speaks this profound teaching on the Eucharist, and after many leave Him as a result, He does not backpedal or change what He said.  Instead, He asks His Apostles if they wish to leave also.
 
This question by Jesus to the Apostles is important to understand.  By asking it of them in a very direct way, Jesus is giving them complete freedom to choose.  He does not pressure them to believe what He just taught.  This is significant because the level of detachment that Jesus offers is a way of inviting a completely free acceptance, on the part of the Apostles, of His glorious teaching on the Eucharist.  They are truly free to accept or reject it.  It is this freedom that allows them to radically deepen their faith in Jesus.
 
Peter speaks up and gives a wonderful response.  “Master, to whom shall we go?”  These words of Peter reveal clearly two things.  First, this was a difficult situation in that people were walking away from Jesus.  But secondly, Peter and the other Apostles were aware that they must believe despite the difficulty.  Just because many left Jesus and refused to accept His words was no reason for the Apostles to leave Him, also.  In fact, we can hear in Peter’s words a manifestation of faith that they have come to believe in Jesus so completely that leaving Him would be utter foolishness.  Where would they go?  Why would they leave?  Peter reaffirms his faith in Jesus even though following Him at that moment was not the “popular” thing to do.
 
Reflect, today, upon your own level of commitment to Jesus.  Know that you are completely free to follow Him or to leave Him.  But if you choose to follow Him, do not do it half way.  Know that Jesus’ words are powerful, challenging and demanding.  He wants you to believe in Him and follow Him with your whole heart and with profound commitment.  Jesus alone has the words of eternal life and we must accept and believe those words with all our might.
 
Lord, to whom else shall I go if I do not follow You?  You and You alone are the one whom I choose to believe in and follow.  Help me to embrace all that You have taught and help me to freely choose You each and every day of my life.  Jesus, I trust in You.


Nguồn: Dòng Đức Maria Nữ Vương Hoà Bình - dongnuvuonghoabinh.org

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.