CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Nữ tu Brazil, cao tuổi nhất thế giới qua đời ở tuổi 116 Sơ Inah Canabarro Lucas, người Brazil, thuộc Dòng các Nữ tu Thánh Têrêsa, sinh ngày 27/5/1908, người cao tuổi nhất thế giới, đã qua đời vào ngày 30/4/2025, hưởng thọ 116 tuổi. Đọc tất cả   Các tín hữu ở Campuchia gìn giữ hạt giống Tin Mừng được gieo bởi Đức cố GH Phanxicô Đức cha Olivier Schmitthaeusler, Đại diện Tông tòa Phnom Penh nói với hãng tin Fides của Bộ Loan Báo Tin Mừng rằng, các tín hữu ở một vùng đất nhỏ Đông Nam Á tiếp tục gìn giữ hạt giống Tin Mừng đã được Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô gieo trong triều Giáo hoàng của ngài. Đọc tất cả   Gia đình Vinh Sơn cử hành 400 năm thành lập Tu hội Truyền giáo Sáng thứ Năm ngày 01/5/2025, tại nhà thờ Thánh Eustache, Đức cha Emmanuel Tois, Giám mục Phụ tá Paris đã chủ sự Thánh lễ trọng thể bế mạc sự kiện tại thủ đô Pháp nhân kỷ niệm 400 năm thành lập Tu hội Truyền giáo, do Thánh Vinh Sơn Phaolô thành lập năm 1625. Đọc tất cả   Đức Thượng phụ Bartolomeo hy vọng Giáo hoàng mới sẽ tiếp tục cuộc đối thoại đại kết và hiện thực hóa “giấc mơ của Đức Phanxicô” Theo thông tin được đăng tải trên trang web của tờ “Orthodoxtimes” hôm 30/4, Đức Thượng phụ Bartolomeo của Chính Thống giáo Constantinople đã chia sẻ với một nhóm hành hương của Anh giáo và Công giáo đến từ Anh quốc, bao gồm các Giám mục và linh mục, rằng ngài mong Giáo hoàng mới sẽ tiếp tục cuộc đối thoại đại kết. Đọc tất cả   Nhìn qua con số Hồng y cử tri đến từ Á châu tham gia Mật nghị bầu Giáo hoàng Mật nghị bầu Giáo hoàng mới sẽ được bắt đầu vào ngày 7/5 tới đây là Mật nghị có đông Hồng y từ Á châu nhất trong lịch sử các Mật nghị của Giáo hội. Trong số 135 Hồng y cử tri sẽ có 23 vị đến từ châu Á, chiếm 17%. Đọc tất cả   Đức cố Giáo hoàng Phanxicô mời gọi người trẻ chuẩn bị cho hôn nhân, đừng ly dị Ngày 28/2, báo New York Times của Mỹ đã đăng lời tựa Đức cố Giáo hoàng Phanxicô viết cho cuốn sách “Yêu mãi mãi” của tổ chức YOUCAT - Giáo lý cho người trẻ. Trong lời khuyên nhủ dành cho những người trẻ, Đức cố Giáo hoàng đã thúc giục các cặp đôi chuẩn bị kỹ lưỡng cho hôn nhân và cam kết với “tình yêu kéo dài suốt đời”. Đọc tất cả   Liên Hiệp quốc tưởng nhớ Đức cố Giáo hoàng Phanxicô Ngày 29/4/2025, Liên Hiệp quốc đã bày tỏ lòng kính trọng đặc biệt đối với Đức cố Giáo hoàng Phanxicô trong lễ tưởng niệm đặc biệt tại trụ sở Liên Hiệp quốc ở New York. Phát biểu trước các đại biểu từ 193 quốc gia thành viên, ông Antonio Guterres, Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc, đã ca ngợi Đức cố Giáo hoàng vì luôn là “tiếng nói của hòa bình trong thế giới chiến tranh”, nhắc nhở chúng ta về bổn phận đạo đức của mình và luôn là “sứ giả của hy vọng”. Đọc tất cả   Một vài chi tiết liên quan đến Mật nghị Ngày 30/4/2025, ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cũng đã cung cấp cho giới báo chí một số thông tin chi tiết về việc tiến hành Mật nghị Hồng y, sẽ bắt đầu vào ngày 7/5/2025, như về thời gian, số lần bỏ phiếu trong ngày, khi nào sẽ có khói bay lên như dấu hiệu chưa hay đã bầu được Giáo hoàng. Ông cũng đề cập đến một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như một Hồng y đau bệnh sẽ có thể bỏ phiếu như thế nào. Đọc tất cả   Các Hồng y xin các tín hữu cầu nguyện cho các ngài trong việc chọn Giáo hoàng Trong một thông cáo được Tòa Thánh công bố vào ngày 30/4/2025, các Hồng y nhấn mạnh trách nhiệm của các Hồng y cử tri tham dự mật nghị bầu Giáo hoàng và cảm thấy cần được hỗ trợ bằng lời cầu nguyện của tất cả các tín hữu. Đọc tất cả   Các Hồng y thảo luận về tình hình kinh tế tài chính của Tòa Thánh Trong Phiên họp chung thứ 7 vào ngày 30/4/2025, 180 Hồng y, trong đó có 124 Hồng y cử tri, đã thảo luận về các vấn đề khác nhau và cũng nói về cách thế để cấu trúc kinh tế của Toà Thánh có thể tiếp tục hỗ trợ các cuộc cải cách của Đức Thánh Cha Phanxicô. Đọc tất cả  

Giáo Phận Xuân Lộc

Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng (14/5): Thánh Thần - Đấng Bào Chữa

15/05/2023 - 39

Trưa Chúa Nhật 14/5, Đức Thánh Cha chủ sự buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với các tín hữu hiện diện tại quảng trường thành Phêrô. Trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha đã có một bài huấn dụ ngắn dựa trên đoạn Tin Mừng Chúa Nhật VI Phục Sinh về lời hứa của Chúa Giêsu khi sai Thánh Thần là Đấng Bào Chữa đến với các môn đệ.

Vatican News

Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha trước khi đọc kinh

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Nhật VI Phục Sinh, nói với chúng ta về Chúa Thánh Thần, Đấng được Chúa Giêsu gọi là Đấng An Ủi (x. Ga 14,15-17). Paraclito là một từ gốc Hy Lạp, vừa có nghĩa là người an ủi và có nghĩa là người bào chữa. Nghĩa là, Chúa Thánh Thần không bỏ mặc chúng ta một mình, Người ở gần chúng ta, giống như một luật sư đứng bên cạnh giúp đỡ bị cáo. Và điều này cũng nói đến cách Người bảo vệ chúng ta khi đối diện với những kẻ cáo buộc. Hãy nhớ rằng kẻ cáo buộc lớn nhất là ma quỷ, kẻ làm cho anh phạm tội, kẻ muốn tội lỗi và điều xấu xa. Chúng ta hãy suy nghĩ về hai khía cạnh này: sự gần gũi của Người với chúng ta và sự giúp đỡ của Người chống lại những kẻ buộc tội chúng ta.

Sự gần gũi của Người: Chúa Giêsu nói Chúa Thánh Thần “ở giữa anh em và ở trong anh em” (x. câu 17). Người không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Chúa Thánh Thần muốn ở với chúng ta: Người không phải là khách qua đường đến thăm xã giao chúng ta. Không. Người là một người bạn tâm giao, một sự hiện diện ổn định, Người là Thần Khí và mong muốn ngự trị trong thần khí của chúng ta. Người kiên nhẫn và ở bên chúng ta ngay cả khi chúng ta sa ngã. Người ở lại vì Người thực sự yêu chúng ta: Người không giả vờ yêu chúng ta và rồi bỏ mặc chúng ta trong khó khăn.

Thật vậy, nếu chúng ta gặp thử thách, thì Chúa Thánh Thần an ủi chúng ta, ban cho chúng ta ơn tha thứ và sức mạnh của Thiên Chúa. Và khi Người cho chúng ta thấy những lỗi lầm và sửa chữa chúng ta, Người làm điều đó một cách nhẹ nhàng: tiếng nói của Người ngỏ với trái tim luôn có dấu ấn của sự dịu dàng và hơi ấm của tình yêu. Dĩ nhiên, Thần Khí Bào Chữa cũng đòi hỏi, bởi vì Người là một người bạn đích thực, trung thành, không giấu giếm điều gì, Người gợi ý cho chúng ta những gì cần thay đổi và làm thế nào để phát triển. Nhưng khi Người sửa dạy chúng ta, Người không bao giờ làm cho chúng ta bẽ mặt và không bao giờ khiến chúng ta mất lòng tin; ngược lại, Người cho chúng ta sự chắc chắn rằng chúng ta luôn có thể làm được điều đó với Chúa. Đây là sự gần gũi của Người, là một sự bảo đảm thật đẹp.

Khía cạnh thứ hai, Thần Khí Bào Chữa là người biện hộ cho chúng ta: Đấng Bào Chữa bảo vệ chúng ta. Người bảo vệ chúng ta trước những kẻ buộc tội chúng ta: trước chính chúng ta, khi chúng ta không yêu mình và không tha thứ cho mình, thậm chí đến mức chúng ta tự nói mình là những kẻ thất bại và chẳng ích lợi gì; trước thế giới, kẻ loại bỏ những người không tương ứng với các kế hoạch và khuôn mẫu của nó; trước ma quỷ, là “kẻ tố cáo” và kẻ gây chia rẽ (xem Kh 12:10) và làm mọi cách để khiến chúng ta cảm thấy bất tài và bất hạnh.

Đối diện với tất cả những ý nghĩ buộc tội này, Chúa Thánh Thần gợi ý cách đáp lại. Bằng cách nào? Chúa Giêsu nói, Đấng An Ủi là Đấng làm cho chúng ta nhớ lại tất cả những gì Chúa Giêsu đã nói với chúng ta (x. Ga 14:26). Do đó, Người nhắc chúng ta về những lời của Tin Mừng, và cho phép chúng ta đáp trả những lời buộc tội của ác thần không phải bằng lời của chúng ta, nhưng bằng chính lời của Chúa. Trên hết, Người nhắc chúng ta rằng Chúa Giêsu luôn nói về Cha trên trời, Người cho chúng ta biết Người và bày tỏ tình yêu của Người cho chúng ta, những người con của Người. Nếu chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần, chúng ta học cách chào đón và ghi nhớ thực tại quan trọng nhất của cuộc sống, thực tại bảo vệ chúng ta khỏi những cáo buộc của sự dữ: chúng ta là con cái yêu dấu của Thiên Chúa. Đây là một thực tế quan trọng hơn và Chúa Thánh Thần nhắc nhớ chúng ta về điều này.

Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta hãy tự hỏi: chúng ta có khẩn cầu Chúa Thánh Thần không, chúng ta có thường xuyên cầu xin Người không? Chúng ta đừng quên Đấng ở gần chúng ta, thực sự ở trong chúng ta! Và rồi, chúng ta có lắng nghe tiếng nói của Người không, cả khi Người khuyến khích lẫn sửa dạy chúng ta? Chúng ta có đáp lại bằng những lời của Chúa Giêsu trước những lời cáo buộc của thần dữ, trước những “toà án” của cuộc sống không? Chúng ta có nhớ mình là con cái được yêu của Thiên Chúa không? Xin Mẹ Maria làm cho chúng ta trở nên ngoan ngoãn với tiếng nói của Chúa Thánh Thần và nhạy bén với sự hiện diện của Người.



Nguồn: Giáo phận Xuân Lộc - giaophanxuanloc.net

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.