CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Nữ tu Brazil, cao tuổi nhất thế giới qua đời ở tuổi 116 Sơ Inah Canabarro Lucas, người Brazil, thuộc Dòng các Nữ tu Thánh Têrêsa, sinh ngày 27/5/1908, người cao tuổi nhất thế giới, đã qua đời vào ngày 30/4/2025, hưởng thọ 116 tuổi. Đọc tất cả   Các tín hữu ở Campuchia gìn giữ hạt giống Tin Mừng được gieo bởi Đức cố GH Phanxicô Đức cha Olivier Schmitthaeusler, Đại diện Tông tòa Phnom Penh nói với hãng tin Fides của Bộ Loan Báo Tin Mừng rằng, các tín hữu ở một vùng đất nhỏ Đông Nam Á tiếp tục gìn giữ hạt giống Tin Mừng đã được Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô gieo trong triều Giáo hoàng của ngài. Đọc tất cả   Gia đình Vinh Sơn cử hành 400 năm thành lập Tu hội Truyền giáo Sáng thứ Năm ngày 01/5/2025, tại nhà thờ Thánh Eustache, Đức cha Emmanuel Tois, Giám mục Phụ tá Paris đã chủ sự Thánh lễ trọng thể bế mạc sự kiện tại thủ đô Pháp nhân kỷ niệm 400 năm thành lập Tu hội Truyền giáo, do Thánh Vinh Sơn Phaolô thành lập năm 1625. Đọc tất cả   Đức Thượng phụ Bartolomeo hy vọng Giáo hoàng mới sẽ tiếp tục cuộc đối thoại đại kết và hiện thực hóa “giấc mơ của Đức Phanxicô” Theo thông tin được đăng tải trên trang web của tờ “Orthodoxtimes” hôm 30/4, Đức Thượng phụ Bartolomeo của Chính Thống giáo Constantinople đã chia sẻ với một nhóm hành hương của Anh giáo và Công giáo đến từ Anh quốc, bao gồm các Giám mục và linh mục, rằng ngài mong Giáo hoàng mới sẽ tiếp tục cuộc đối thoại đại kết. Đọc tất cả   Nhìn qua con số Hồng y cử tri đến từ Á châu tham gia Mật nghị bầu Giáo hoàng Mật nghị bầu Giáo hoàng mới sẽ được bắt đầu vào ngày 7/5 tới đây là Mật nghị có đông Hồng y từ Á châu nhất trong lịch sử các Mật nghị của Giáo hội. Trong số 135 Hồng y cử tri sẽ có 23 vị đến từ châu Á, chiếm 17%. Đọc tất cả   Đức cố Giáo hoàng Phanxicô mời gọi người trẻ chuẩn bị cho hôn nhân, đừng ly dị Ngày 28/2, báo New York Times của Mỹ đã đăng lời tựa Đức cố Giáo hoàng Phanxicô viết cho cuốn sách “Yêu mãi mãi” của tổ chức YOUCAT - Giáo lý cho người trẻ. Trong lời khuyên nhủ dành cho những người trẻ, Đức cố Giáo hoàng đã thúc giục các cặp đôi chuẩn bị kỹ lưỡng cho hôn nhân và cam kết với “tình yêu kéo dài suốt đời”. Đọc tất cả   Liên Hiệp quốc tưởng nhớ Đức cố Giáo hoàng Phanxicô Ngày 29/4/2025, Liên Hiệp quốc đã bày tỏ lòng kính trọng đặc biệt đối với Đức cố Giáo hoàng Phanxicô trong lễ tưởng niệm đặc biệt tại trụ sở Liên Hiệp quốc ở New York. Phát biểu trước các đại biểu từ 193 quốc gia thành viên, ông Antonio Guterres, Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc, đã ca ngợi Đức cố Giáo hoàng vì luôn là “tiếng nói của hòa bình trong thế giới chiến tranh”, nhắc nhở chúng ta về bổn phận đạo đức của mình và luôn là “sứ giả của hy vọng”. Đọc tất cả   Một vài chi tiết liên quan đến Mật nghị Ngày 30/4/2025, ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cũng đã cung cấp cho giới báo chí một số thông tin chi tiết về việc tiến hành Mật nghị Hồng y, sẽ bắt đầu vào ngày 7/5/2025, như về thời gian, số lần bỏ phiếu trong ngày, khi nào sẽ có khói bay lên như dấu hiệu chưa hay đã bầu được Giáo hoàng. Ông cũng đề cập đến một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như một Hồng y đau bệnh sẽ có thể bỏ phiếu như thế nào. Đọc tất cả   Các Hồng y xin các tín hữu cầu nguyện cho các ngài trong việc chọn Giáo hoàng Trong một thông cáo được Tòa Thánh công bố vào ngày 30/4/2025, các Hồng y nhấn mạnh trách nhiệm của các Hồng y cử tri tham dự mật nghị bầu Giáo hoàng và cảm thấy cần được hỗ trợ bằng lời cầu nguyện của tất cả các tín hữu. Đọc tất cả   Các Hồng y thảo luận về tình hình kinh tế tài chính của Tòa Thánh Trong Phiên họp chung thứ 7 vào ngày 30/4/2025, 180 Hồng y, trong đó có 124 Hồng y cử tri, đã thảo luận về các vấn đề khác nhau và cũng nói về cách thế để cấu trúc kinh tế của Toà Thánh có thể tiếp tục hỗ trợ các cuộc cải cách của Đức Thánh Cha Phanxicô. Đọc tất cả  

Giáo Phận Xuân Lộc

Kinh chiều tại Nhà thờ Chính toà Notre Dame ở Québec

29/07/2022 - 65
Kinh chiều tại Nhà thờ Chính toà Notre Dame ở QuébecKinh chiều tại Nhà thờ Chính toà Notre Dame ở Québec  (CHRISTINNE MUSCHI)
Vào lúc 17 giờ ngày 28/7 giờ Québec, tức là khoảng 4 giờ sáng thứ Sáu 29/7 giờ Việt Nam, từ Toà Giám mục, Đức Thánh Cha đi xe đến Nhà thờ Chính toà Notre Dame ở Québec để đọc kinh chiều với các giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ, chủng sinh và các nhân viên mục vụ.

Ngọc Yến - Vatican News

Nhà thờ Chính toà Notre Dame Québec

Nhà thờ Chính toà Notre-Dame de Québec, nơi có nhà nguyện đầu tiên do Champlain xây vào năm 1633, được xây dựng vào năm 1647, với tên là Notre-Dame de la Paix. Năm 1664, Nhà thờ trở thành giáo xứ đầu tiên ở miền bắc Mexico và được dâng kính Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Năm 1674, nhà thờ được nâng lên Nhà thờ Chính toà, sau khi Thánh François de Laval được bổ nhiệm làm giám mục tiên khởi của giáo phận mới của thành phố Québec. Hai trăm năm sau, do tầm quan trọng của nhà thờ trong lãnh thổ, Đức Giáo Hoàng Piô IX đã nâng Nhà thờ lên thành vương cung thánh đường. Nhà thờ đã bị đánh bom và bị cháy vào năm 1759 trong cuộc bao vây của người Anh và sau đó được xây dựng lại.

Nhà thờ Chính toà Notre Dame

Năm 1922, nhà thờ lại bị cháy và được xây dựng lại lần thứ hai theo thiết kế cũ. Từ năm 1650 đến năm 1898, khoảng 900 người đã được chôn cất dưới tòa nhà và khi nhà thờ được xây dựng lại vào năm 1923, một hầm mộ đã được thêm vào, nơi hầu hết các giám mục, tổng giám mục và hồng y của giáo phận hiện đang yên nghỉ. Nhà thờ được đặc trưng bởi mặt tiền tân cổ điển, với hai ngọn tháp không đối xứng. Bên trong, người ta có thể chiêm ngưỡng những cửa sổ kính màu và những bức tranh lộng lẫy.

Khi đến nơi, Đức Thánh Cha được Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Québec và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Canada chào đón tại lối vào. Tất cả đi vào Nhà thờ để cử hành Kinh chiều.

ĐTC đến Nhà thờ Chính toà Notre Dame

Bài giảng

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha dựa vào một đoạn thư thứ nhất của Thánh Phêrô (1Pr 5,1-4) được đọc trong giờ kinh, trong đó Thánh Tông đồ khuyên các bậc kỳ mục chăn dắt đoàn chiên Chúa giao phó với lòng nhiệt thành tận tuỵ, không dùng quyền thống trị, nhưng nêu gương sáng.

Đức Thánh Cha bắt đầu bằng cách nhấn mạnh rằng thật ý nghĩa khi mọi người quy tụ ở đây trong Vương cung thánh đường Notre Dame Québec, nhà thờ nguyên thuỷ của Canada, và trụ sở của Tổng Giáo phận Canada, vị Giám mục tiên khởi, Thánh François de Laval, đã mở Chủng viện vào năm 1663 và dành trọn thừa tác vụ cho việc đào tạo các linh mục.

Đức Thánh Cha nói: “Bài đọc ngắn mà chúng ta vừa nghe nói với chúng ta về ‘những người lớn tuổi’, tức là các kỳ mục. Thánh Phêrô đã thúc giục chúng ta: ‘Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện’ (1 Pt 5,2). Được quy tụ nơi đây như là Dân Chúa, chúng ta hãy nhớ rằng Chúa Giêsu Mục Tử cuộc đời chúng ta, là Đấng chăm sóc chúng ta vì Người thực sự yêu thương chúng ta. Chúng ta, những mục tử của Giáo hội, được yêu cầu thể hiện sự quảng đại đó trong việc chăm sóc đoàn chiên, để có thể thể hiện sự quan tâm của Chúa Giêsu đối với mọi người và lòng trắc ẩn của Người đối với vết thương của mỗi người”.

Nhà thờ Chính toà Notre Dame

Niềm vui Kitô

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Thánh Phaolô khuyên chúng ta làm điều này một cách “tự nguyện”, không miễn cưỡng, không phải như một nghĩa vụ, không phải là những giáo sĩ kiểu viên chức, nhưng nhiệt thành và với tấm lòng mục tử. Và đó là niềm vui của chúng ta. Niềm vui này không liên quan đến sự giàu có và an toàn, cũng không cố gắng thuyết phục chúng ta rằng cuộc sống sẽ luôn tốt đẹp, không có thập giá và vấn đề. Niềm vui Kitô là sự trải nghiệm sự bình an và vẫn hiện diện trong tâm hồn ngay cả khi chúng ta đang bị thử thách và đau khổ, vì khi đó chúng ta biết rằng chúng ta không đơn côi, nhưng được Thiên Chúa đồng hành, Đấng không dửng dưng với số phận chúng ta. Niềm vui Kitô là một ân ban nhưng không, là sự chắc chắn khi biết rằng chúng ta được Chúa Kitô yêu thương, nâng đỡ và đón nhận trong mọi hoàn cảnh cuộc sống.

ĐTC chủ sự Kinh chiều

Sự tục hoá

Đức Thánh Cha nói đến những điều làm cho niềm vui Kitô không còn hiện diện. Theo ngài, khi nói đến điều này chúng ta có thể nghĩ ngay đến sự tục hóa, điều đã ảnh hưởng rất nhiều đến lối sống của con người ngày nay. Thiên Chúa dường như đã biến mất khỏi chân trời, và Lời Người dường như không còn là chiếc la bàn hướng dẫn cuộc sống, các quyết định cơ bản, các mối quan hệ con người và xã hội chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta phải xác định rõ một điều: Khi chúng ta quan sát nền văn hóa xung quanh, và sự đa dạng của ngôn ngữ và biểu tượng của nó, chúng ta phải cẩn thận để không trở thành những tù nhân của sự bi quan hoặc oán hận, đưa đến những phán xét tiêu cực hoặc một hoài niệm vô ích. Có hai quan điểm mà chúng ta có thể có đối với thế giới mà chúng ta đang sống: đó là “cái nhìn tiêu cực”, và “cái nhìn phân định”.

Cái nhìn tiêu cực và cái nhìn phân định

Trước hết cái nhìn tiêu cực. Cái nhìn này thường xuất phát từ một đức tin cảm thấy bị tấn công và coi đó như một loại “áo giáp”, bảo vệ chúng ta trước thế giới. Người có cái nhìn này phàn nàn một cách cay đắng rằng “thế giới xấu xa; tội lỗi thống trị”, và do đó có nguy cơ khoác trên mình bộ trang phục của một “tinh thần thập tự chinh”. Chúng ta phải cẩn thận, bởi vì đây không phải là Kitô giáo, không phải là đường lối của Thiên Chúa, Đấng - như Tin Mừng nhắc nhở chúng ta - “yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16 ). Chúa có một cái nhìn tích cực về thế giới. Người chúc lành cuộc sống chúng ta, nhập thế vào những hoàn cảnh lịch sử, không phải để lên án, nhưng để hạt giống Nước Trời được phát triển ở những nơi mà bóng tối dường như chiến thắng. Nếu chúng ta bị giới hạn trong một cái nhìn tiêu cực, thì cuối cùng chúng ta sẽ phủ nhận sự nhập thế: thay vì nhập thế, chúng ta sẽ trốn chạy khỏi thực tại. Chúng ta sẽ tự thu mình, than khóc về những mất mát của mình, không ngừng phàn nàn và rơi vào thái độ buồn bã và bi quan, điều không bao giờ đến từ Thiên Chúa. Thay vào đó, chúng ta được kêu gọi để có một cái nhìn như Chúa, biết phân biệt điều gì là tốt và kiên trì tìm kiếm và nuôi dưỡng nó. Đây không phải là một cái nhìn ngây thơ, nhưng là một cái nhìn phân định thực tế.

ĐTC chủ sự Kinh chiều

Khủng hoảng về cách trình bày đức tin

Đối với chúng ta, vấn đề tục hóa, không phải là ảnh hưởng xã hội của Giáo hội bị giảm hay là sự mất mát của cải vật chất và các đặc ân. Đúng hơn, tục hóa đòi hỏi chúng ta phải suy tư những thay đổi trong xã hội đã ảnh hưởng đến cách con người suy nghĩ và tổ chức cuộc sống. Nếu chúng ta tập trung vào khía cạnh này, chúng ta nhận ra rằng điều đang gặp khủng hoảng không phải là đức tin, nhưng là một số hình thức và cách thức chúng ta trình bày. Do đó, tục hóa là một thách đố đối với trí tưởng tượng mục vụ của chúng ta, là “cơ hội để sắp xếp lại đời sống tinh thần dưới những hình thức mới và những cách thức hiện hữu mới”. Theo cách này, cái nhìn phân định, trong khi nhìn thấy những khó khăn mà chúng ta gặp phải trong việc truyền đạt niềm vui đức tin, thúc đẩy chúng ta tìm lại một niềm đam mê mới cho công cuộc loan báo Tin Mừng, tìm kiếm những ngôn ngữ và hình thức diễn đạt mới, để thay đổi một số ưu tiên mục vụ và tập trung vào những gì thiết yếu.

Đức Thánh Cha tiếp tục bài giảng nói về ba thách đố cho việc cầu nguyện và mục vụ.

Thách đố làm cho Chúa Giêsu được biết đến

Đầu tiên là làm cho Chúa Giêsu được biết đến. Trong những sa mạc tâm linh của thời đại chúng ta, được tạo ra bởi chủ nghĩa thế tục và sự thờ ơ, chúng ta cần quay trở lại lời loan báo ban đầu. Chúng ta phải tìm những cách mới để loan báo trọng tâm Tin Mừng cho những người chưa gặp gỡ Chúa Kitô. Điều này đòi hỏi một sự sáng tạo mục vụ có khả năng tiếp cận mọi người nơi họ đang sống, tìm kiếm cơ hội để lắng nghe, đối thoại và gặp gỡ. Chúng ta cần trở lại sự đơn sơ và nhiệt thành của Công vụ Tông đồ, với vẻ đẹp của việc nhận ra rằng ngày nay chúng ta là công cụ sinh hoa trái của Thánh Thần.

ĐTC chủ sự Kinh chiều

Thách đố về chứng tá

Tuy nhiên, để loan báo Tin Mừng, chúng ta cũng phải là những người đáng tin cậy. Đây là thách đố thứ hai: chứng tá. Ở điểm này Đức Thánh Cha nói đến tình hình thực tế của Giáo hội Canada, về những tổn thương do một số con cái gây ra, và cách Giáo hội bắt đầu một con đường mới. Theo đó, khi suy nghĩ về hành trình chữa lành và hòa giải với những anh chị em bản địa, cộng đoàn Kitô không bao giờ có thể để cho mình bị lây nhiễm bởi ý tưởng rằng một nền văn hóa vượt trội hơn những nền văn hóa khác, hoặc sử dụng các biện pháp cưỡng bức người khác là hợp pháp. Phải phục hồi lòng nhiệt thành của vị Giám mục tiên khởi, Thánh François de Laval, người đã chống lại những người coi thường người bản địa bằng cách dụ họ uống rượu say và sau đó lừa đảo họ.

Để đánh bại văn hóa loại trừ này, Đức Thánh Cha nói phải bắt đầu từ các mục tử, những người không được cảm thấy mình ở vị trí hơn anh chị em trong Dân Chúa; các nhân viên mục vụ không được hiểu phục vụ là quyền bính. Đây là nơi chúng ta phải bắt đầu.

ĐTC chủ sự Kinh chiều

Thách đố về tình huynh đệ

Cuối cùng là thách đố thứ ba: tình huynh đệ. Giáo hội sẽ là nhân chứng đáng tin cậy cho Tin Mừng khi càng có nhiều thành viên hiệp thông, tạo cơ hội và không gian cho phép tất cả những ai tìm đến đức tin có thể gặp gỡ một cộng đoàn chào đón, có khả năng lắng nghe, tham gia đối thoại và thúc đẩy các mối quan hệ tốt. Đó là điều mà Thánh François de Laval đã nói với các nhà truyền giáo: “Thường thì một lời nói cay đắng, một cử chỉ thiếu kiên nhẫn, một cái nhìn khó chịu sẽ phá hủy ngay lập tức những gì đã mất nhiều thời gian để hoàn thành”.

Kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha mời gọi tất cả cầu nguyện với Thánh François de Laval: Ngài là một người vì người khác, thăm viếng bệnh nhân, cho người nghèo áo mặc, bảo vệ phẩm giá các dân tộc nguyên thủy, hỗ trợ những nhà truyền giáo kiệt sức, luôn sẵn sàng tìm đến gặp gỡ những người thấp kém hơn ngài. Đã bao nhiêu lần dự án của ngài bị phá đổ! Tuy nhiên, mỗi lần như vậy, ngài lại bắt đầu lại. Ngài đã hiểu rằng công trình của Chúa không xây bằng đá, và trong vùng đất chán nản này, cần có một người xây dựng hy vọng.



Nguồn: Giáo phận Xuân Lộc - giaophanxuanloc.net

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.