CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Nữ tu Brazil, cao tuổi nhất thế giới qua đời ở tuổi 116 Sơ Inah Canabarro Lucas, người Brazil, thuộc Dòng các Nữ tu Thánh Têrêsa, sinh ngày 27/5/1908, người cao tuổi nhất thế giới, đã qua đời vào ngày 30/4/2025, hưởng thọ 116 tuổi. Đọc tất cả   Các tín hữu ở Campuchia gìn giữ hạt giống Tin Mừng được gieo bởi Đức cố GH Phanxicô Đức cha Olivier Schmitthaeusler, Đại diện Tông tòa Phnom Penh nói với hãng tin Fides của Bộ Loan Báo Tin Mừng rằng, các tín hữu ở một vùng đất nhỏ Đông Nam Á tiếp tục gìn giữ hạt giống Tin Mừng đã được Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô gieo trong triều Giáo hoàng của ngài. Đọc tất cả   Gia đình Vinh Sơn cử hành 400 năm thành lập Tu hội Truyền giáo Sáng thứ Năm ngày 01/5/2025, tại nhà thờ Thánh Eustache, Đức cha Emmanuel Tois, Giám mục Phụ tá Paris đã chủ sự Thánh lễ trọng thể bế mạc sự kiện tại thủ đô Pháp nhân kỷ niệm 400 năm thành lập Tu hội Truyền giáo, do Thánh Vinh Sơn Phaolô thành lập năm 1625. Đọc tất cả   Đức Thượng phụ Bartolomeo hy vọng Giáo hoàng mới sẽ tiếp tục cuộc đối thoại đại kết và hiện thực hóa “giấc mơ của Đức Phanxicô” Theo thông tin được đăng tải trên trang web của tờ “Orthodoxtimes” hôm 30/4, Đức Thượng phụ Bartolomeo của Chính Thống giáo Constantinople đã chia sẻ với một nhóm hành hương của Anh giáo và Công giáo đến từ Anh quốc, bao gồm các Giám mục và linh mục, rằng ngài mong Giáo hoàng mới sẽ tiếp tục cuộc đối thoại đại kết. Đọc tất cả   Nhìn qua con số Hồng y cử tri đến từ Á châu tham gia Mật nghị bầu Giáo hoàng Mật nghị bầu Giáo hoàng mới sẽ được bắt đầu vào ngày 7/5 tới đây là Mật nghị có đông Hồng y từ Á châu nhất trong lịch sử các Mật nghị của Giáo hội. Trong số 135 Hồng y cử tri sẽ có 23 vị đến từ châu Á, chiếm 17%. Đọc tất cả   Đức cố Giáo hoàng Phanxicô mời gọi người trẻ chuẩn bị cho hôn nhân, đừng ly dị Ngày 28/2, báo New York Times của Mỹ đã đăng lời tựa Đức cố Giáo hoàng Phanxicô viết cho cuốn sách “Yêu mãi mãi” của tổ chức YOUCAT - Giáo lý cho người trẻ. Trong lời khuyên nhủ dành cho những người trẻ, Đức cố Giáo hoàng đã thúc giục các cặp đôi chuẩn bị kỹ lưỡng cho hôn nhân và cam kết với “tình yêu kéo dài suốt đời”. Đọc tất cả   Liên Hiệp quốc tưởng nhớ Đức cố Giáo hoàng Phanxicô Ngày 29/4/2025, Liên Hiệp quốc đã bày tỏ lòng kính trọng đặc biệt đối với Đức cố Giáo hoàng Phanxicô trong lễ tưởng niệm đặc biệt tại trụ sở Liên Hiệp quốc ở New York. Phát biểu trước các đại biểu từ 193 quốc gia thành viên, ông Antonio Guterres, Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc, đã ca ngợi Đức cố Giáo hoàng vì luôn là “tiếng nói của hòa bình trong thế giới chiến tranh”, nhắc nhở chúng ta về bổn phận đạo đức của mình và luôn là “sứ giả của hy vọng”. Đọc tất cả   Một vài chi tiết liên quan đến Mật nghị Ngày 30/4/2025, ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cũng đã cung cấp cho giới báo chí một số thông tin chi tiết về việc tiến hành Mật nghị Hồng y, sẽ bắt đầu vào ngày 7/5/2025, như về thời gian, số lần bỏ phiếu trong ngày, khi nào sẽ có khói bay lên như dấu hiệu chưa hay đã bầu được Giáo hoàng. Ông cũng đề cập đến một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như một Hồng y đau bệnh sẽ có thể bỏ phiếu như thế nào. Đọc tất cả   Các Hồng y xin các tín hữu cầu nguyện cho các ngài trong việc chọn Giáo hoàng Trong một thông cáo được Tòa Thánh công bố vào ngày 30/4/2025, các Hồng y nhấn mạnh trách nhiệm của các Hồng y cử tri tham dự mật nghị bầu Giáo hoàng và cảm thấy cần được hỗ trợ bằng lời cầu nguyện của tất cả các tín hữu. Đọc tất cả   Các Hồng y thảo luận về tình hình kinh tế tài chính của Tòa Thánh Trong Phiên họp chung thứ 7 vào ngày 30/4/2025, 180 Hồng y, trong đó có 124 Hồng y cử tri, đã thảo luận về các vấn đề khác nhau và cũng nói về cách thế để cấu trúc kinh tế của Toà Thánh có thể tiếp tục hỗ trợ các cuộc cải cách của Đức Thánh Cha Phanxicô. Đọc tất cả  

Giáo Phận Xuân Lộc

Đại hội FABC 50 – ngày VIII – Những thực tế đang nổi lên tại châu Á (phần 4)

24/10/2022 - 48

WHĐ (22.10.2022) – Ngày 20. 10. 2022, Đại hội FABC 50 bước vào ngày làm việc thứ tám với Thánh lễ do Đức giám mục John Baptist Lee Keh-mien, giáo phận Hsinchu, Đài Loan chủ tế.

Đức giám mục John Baptist Lee Keh-mien

Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Kriengsak Kovithavanij – chủ toạ các phiên họp trong ngày- hướng dẫn lời cầu nguyện trang trọng xin Chúa Thánh Thần xuống trên Đại hội (the Adsumus). Giờ Kinh Sáng, do các Nữ tu Daughters of St. Paul, tỉnh dòng Philippines-Malaysia-Papua New Guinea-Thailand phụ trách qua hình thức trực tuyến.

Tiếp tục với phân đoạn về “Những thực tế đang nổi lên tại Châu Á”, Đức hồng y Kreingsak giới thiệu các đề tài thuyết trình trong ngày bao gồm: Đối thoại, hòa bình và hòa giải; Những thay đổi về địa chính trị và xã hội tác động đến châu Á; và Những suy tư về cách thức xây dựng những cầu nối trong bối cảnh đối thoại liên tôn giữa các tôn giáo, dưới ánh sáng của Tông huấn Evangelii Gaudium.

Đề tài 1: Đối thoại, Hòa bình và Hòa giải (Dialogue, Peace and Reconciliation)

Đức hồng y Charles Maung Bo, SDB

– Đức hồng y Charles Maung Bo, SDB, Chủ tịch FABC, khi trình bày về sứ mạng Đối thoại, hòa bình và hòa giải như một phương thức mới đối với Giáo hội châu Á, đã ngữ cảnh hoá Châu lục này như một xứ sở của cơ hội, sự lạc quan và sự bảo tồn tuyệt vời. Bổ sung ý tưởng về chiến tranh đã trở thành một lối sống ra sao, đồng thời mô tả nhiều mối đe dọa đối với hòa bình, Đức hồng y Bo nhấn mạnh sự cần thiết của Giáo hội là phải phản ứng, trở thành tác nhân của hòa bình, khởi xướng đối thoại, ủng hộ sự bình đẳng, và đứng lên nắm quyền với “đôi tay không vũ trang”. Khi lưu ý rằng mọi Năm Thánh đều mời gọi hoán cải – metanoia – Ngài khuyến khích “chúng ta hãy thử thách chính mình để biến việc kiến ​​tạo hòa bình thành công cuộc Tân Phúc Âm Hóa”. Kết thúc bài thuyết trình, Đức hồng y Bo mời gọi cử toạ hãy “đấu tranh cho hòa bình.

– Tiến sĩ Edmund Chia, giáo sư thần học và Đồng Giám đốc khoa Đối thoại Liên tôn của trường Đại học Công giáo Úc ở Melbourne, khi nhấn mạnh những thời điểm quan trọng trong hành trình đối thoại của Giáo hội Á châu, đã nêu bật những bài học có thể học được từ tiến trình này. Trình bày lịch sử của việc đối thoại, sự đánh giá cao các tôn giáo khác, và Giáo hội Á châu như một Giáo hội học hỏi, Tiến sĩ Chia ca ngợi FABC như là một điển hình, một điều rất đáng tự hào của một Giáo hội đối thoại.

– Ông Lawrence Chong, Đồng linh hoạt viên của Ủy ban Thượng hội đồng Tổng giáo phận Singapore (Co-Moderator for the Singapore Archdiocesan Synodal Committee) và Cố vấn của Bộ đối thoại liên tôn, (Consultor to the Dicastery for Interreligious Dialogue) khi đưa ra nhận xét trong bối cảnh đối thoại liên tôn giữa các tôn giáo, nhất là đối với giới trẻ, đã đề xuất những cách thức xây dựng cầu nối. Gợi ý rằng bộ phận lãnh đạo của Giáo hội cần thể hiện sự tín nhiệm đối với người trẻ, phát triển năng lực của người trẻ, và kiến tạo một tương lai của sự tham gia và đối thoại với người trẻ, ông Chong kêu gọi cử toạ hãy đối thoại với giới trẻ nhiều hơn nữa.

Phiên họp được tiếp tục với phần thảo luận chung và đặt câu hỏi.

Đề tài 2: Những thay đổi về địa chính trị và xã hội tác động đến châu Á

– Giáo sư Edmund Terence Gomez, giảng viên môn Kinh tế chính trị tại Khoa Kinh tế và Quản trị tại Đại học Malaya, trình bày chủ đề tiếp theo, “Những xu hướng chính trị và kinh tế thúc đẩy châu Á ngày nay” (The political and economic trends driving Asia today). Cung cấp một cái nhìn toàn diện về lịch sử chính trị của Châu Á, Giáo sư Gomez giải thích chi tiết về chế độ cai trị độc tài; phong trào sức mạnh nhân dân; tác động của tham nhũng đối với nền dân chủ và công nghiệp hóa cao; và bối cảnh của các cuộc đấu tranh địa-chính trị hiện tại. Ông nhắc nhở cử toạ rằng việc đặt câu hỏi “Nhà nước là ai?” Và Quyền lực nằm ở đâu?” là mấu chốt để hiểu các cấu trúc địa-chính trị tại quốc gia sở tại của mình.

Đề tài 3: Những suy tư về cách thức xây dựng những cầu nối trong bối cảnh đối thoại liên tôn giữa các tôn giáo, dưới ánh sáng của Tông huấn Evangelii Gaudium

Vào buổi chiều, linh mục Bryan Lobo SJ, Trưởng khoa tại Đại học Giáo hoàng Gregorian ở Rôma, thuyết trình đề tài “Giáo hội Á châu Loan báo Tin Mừng: Những cách thế xây dựng cầu nối trong bối cảnh đối thoại liên tôn đối với bên ngoài cũng như bên trong dưới ánh sáng của Tông huấn Evangelii Gaudium” (The Church in Asia Proclaiming the Gospel: Ways of building bridges in the context of inter- intra religious dialogue in the light of Evangelii Gaudium), đã nhắc lại sứ điệp của Đức giáo hoàng Phanxicô về việc trở thành những người hành hương bước đi cùng nhau. Nhấn mạnh tính thực tế của agape như là nguyên tắc cơ bản của văn kiện, mà trên đó, mọi sáng kiến ​​có thể được xây dựng, và trong đối thoại với các nền văn hóa và tôn giáo khác, thực tế quan trọng hơn ý tưởng như thế nào, cha Lobo nêu bật đặc điểm của đối thoại phải là sự cởi mở với sự thật và tình yêu ra sao.

Sau phần thuyết trình đề tài 2 và 3, các câu hỏi và thảo luận nhóm đã làm cho phiên họp trở nên sống động và hứa hẹn mang lại nhiều hiệu quả thực tế.

Sau đó, Linh mục Pedro Walpole, SJ, một nhà hoạt động bảo vệ một trường qua mạng (Network Catalyst) của tổ chức RAOEN (the River Above Asia Oceania Ecclesial Network), mô tả mục đích và nỗ lực của tổ chức trong việc bảo tồn sinh thái. Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì lương thực, môi trường và kế sinh nhai của người dân, đồng thời mời các tham dự viên kết nối với những người có thể giúp tạo ra sự thay đổi.

Ngày làm việc thứ 8 của Đại hội kết thúc với Bài ca Alma Redemptoris Mater do Đức hồng y Kriengsak chủ sự.

FABC Media

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: fabc2020.org



Nguồn: Giáo phận Xuân Lộc - giaophanxuanloc.net

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.