CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Nữ tu Brazil, cao tuổi nhất thế giới qua đời ở tuổi 116 Sơ Inah Canabarro Lucas, người Brazil, thuộc Dòng các Nữ tu Thánh Têrêsa, sinh ngày 27/5/1908, người cao tuổi nhất thế giới, đã qua đời vào ngày 30/4/2025, hưởng thọ 116 tuổi. Đọc tất cả   Các tín hữu ở Campuchia gìn giữ hạt giống Tin Mừng được gieo bởi Đức cố GH Phanxicô Đức cha Olivier Schmitthaeusler, Đại diện Tông tòa Phnom Penh nói với hãng tin Fides của Bộ Loan Báo Tin Mừng rằng, các tín hữu ở một vùng đất nhỏ Đông Nam Á tiếp tục gìn giữ hạt giống Tin Mừng đã được Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô gieo trong triều Giáo hoàng của ngài. Đọc tất cả   Gia đình Vinh Sơn cử hành 400 năm thành lập Tu hội Truyền giáo Sáng thứ Năm ngày 01/5/2025, tại nhà thờ Thánh Eustache, Đức cha Emmanuel Tois, Giám mục Phụ tá Paris đã chủ sự Thánh lễ trọng thể bế mạc sự kiện tại thủ đô Pháp nhân kỷ niệm 400 năm thành lập Tu hội Truyền giáo, do Thánh Vinh Sơn Phaolô thành lập năm 1625. Đọc tất cả   Đức Thượng phụ Bartolomeo hy vọng Giáo hoàng mới sẽ tiếp tục cuộc đối thoại đại kết và hiện thực hóa “giấc mơ của Đức Phanxicô” Theo thông tin được đăng tải trên trang web của tờ “Orthodoxtimes” hôm 30/4, Đức Thượng phụ Bartolomeo của Chính Thống giáo Constantinople đã chia sẻ với một nhóm hành hương của Anh giáo và Công giáo đến từ Anh quốc, bao gồm các Giám mục và linh mục, rằng ngài mong Giáo hoàng mới sẽ tiếp tục cuộc đối thoại đại kết. Đọc tất cả   Nhìn qua con số Hồng y cử tri đến từ Á châu tham gia Mật nghị bầu Giáo hoàng Mật nghị bầu Giáo hoàng mới sẽ được bắt đầu vào ngày 7/5 tới đây là Mật nghị có đông Hồng y từ Á châu nhất trong lịch sử các Mật nghị của Giáo hội. Trong số 135 Hồng y cử tri sẽ có 23 vị đến từ châu Á, chiếm 17%. Đọc tất cả   Đức cố Giáo hoàng Phanxicô mời gọi người trẻ chuẩn bị cho hôn nhân, đừng ly dị Ngày 28/2, báo New York Times của Mỹ đã đăng lời tựa Đức cố Giáo hoàng Phanxicô viết cho cuốn sách “Yêu mãi mãi” của tổ chức YOUCAT - Giáo lý cho người trẻ. Trong lời khuyên nhủ dành cho những người trẻ, Đức cố Giáo hoàng đã thúc giục các cặp đôi chuẩn bị kỹ lưỡng cho hôn nhân và cam kết với “tình yêu kéo dài suốt đời”. Đọc tất cả   Liên Hiệp quốc tưởng nhớ Đức cố Giáo hoàng Phanxicô Ngày 29/4/2025, Liên Hiệp quốc đã bày tỏ lòng kính trọng đặc biệt đối với Đức cố Giáo hoàng Phanxicô trong lễ tưởng niệm đặc biệt tại trụ sở Liên Hiệp quốc ở New York. Phát biểu trước các đại biểu từ 193 quốc gia thành viên, ông Antonio Guterres, Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc, đã ca ngợi Đức cố Giáo hoàng vì luôn là “tiếng nói của hòa bình trong thế giới chiến tranh”, nhắc nhở chúng ta về bổn phận đạo đức của mình và luôn là “sứ giả của hy vọng”. Đọc tất cả   Một vài chi tiết liên quan đến Mật nghị Ngày 30/4/2025, ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cũng đã cung cấp cho giới báo chí một số thông tin chi tiết về việc tiến hành Mật nghị Hồng y, sẽ bắt đầu vào ngày 7/5/2025, như về thời gian, số lần bỏ phiếu trong ngày, khi nào sẽ có khói bay lên như dấu hiệu chưa hay đã bầu được Giáo hoàng. Ông cũng đề cập đến một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như một Hồng y đau bệnh sẽ có thể bỏ phiếu như thế nào. Đọc tất cả   Các Hồng y xin các tín hữu cầu nguyện cho các ngài trong việc chọn Giáo hoàng Trong một thông cáo được Tòa Thánh công bố vào ngày 30/4/2025, các Hồng y nhấn mạnh trách nhiệm của các Hồng y cử tri tham dự mật nghị bầu Giáo hoàng và cảm thấy cần được hỗ trợ bằng lời cầu nguyện của tất cả các tín hữu. Đọc tất cả   Các Hồng y thảo luận về tình hình kinh tế tài chính của Tòa Thánh Trong Phiên họp chung thứ 7 vào ngày 30/4/2025, 180 Hồng y, trong đó có 124 Hồng y cử tri, đã thảo luận về các vấn đề khác nhau và cũng nói về cách thế để cấu trúc kinh tế của Toà Thánh có thể tiếp tục hỗ trợ các cuộc cải cách của Đức Thánh Cha Phanxicô. Đọc tất cả  

Lịch Phụng Vụ


Để kiện toàn (08.6.2022 – Thứ Tư Tuần 10 TN)

07/06/2022
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Để kiện toàn (08.6.2022  – Thứ Tư Tuần 10 TN)

Lời Chúa: Mt 5, 17-19

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành. Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời.

Suy niệm:

 

Đã có thời người ta nghĩ rằng theo Công giáo là bất hiếu,
vì phải từ bỏ việc cúng giỗ cha mẹ tổ tiên.
Nếu người chết cũng có nhu cầu ăn uống tiêu dùng như người sống,
thì hiếu thảo đòi phải lo cho người đã khuất được đầy đủ, ấm no.
Nhiều người không dám theo đạo,
vì sợ theo đạo thì không được cúng giỗ tổ tiên, phải bỏ ông bà.
 
Vào thời thánh Mátthêu, một số người Do Thái cũng có nỗi sợ tương tự.
Họ tin vào Đức Giêsu và muốn trở thành môn đệ của Ngài,
nhưng họ lại sợ làm thế là bỏ đạo của cha ông, bỏ Do Thái giáo.
Họ sợ giáo huấn mới mẻ của Đức Giêsu làm họ bỏ Luật Môsê,
và không còn thuộc về dân Thiên Chúa nữa.
 
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu khẳng định:
“Đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hay lời các Ngôn sứ.
Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn” (c. 17).
Luật Môsê thật ra là Luật của Thiên Chúa trao qua trung gian ông Môsê.
Môsê đã làm nhiệm vụ trao lại cho dân Do Thái và giải thích Luật ấy.
Người Do Thái từ bao đời đã giữ Luật theo lời giải thích của Môsê.
Bây giờ có một Đấng mới xuất hiện, là Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa.
Ngài biết rõ ý định của Thiên Chúa mà Ngài âu yếm gọi là Cha.
Đức Giêsu không gạt bỏ Luật của Thiên Chúa được trao cho Môsê.
Nhưng Ngài sẽ giải thích lại Luật ấy cho đúng với ý Thiên Chúa,
vì chẳng ai biết rõ ý Cha bằng Con.
 
Trong Bài Giảng trên núi mà ta sắp nghe trong những ngày tới,
ta sẽ thấy Đức Giêsu giải thích lại Luật Môsê như thế nào.
Hành vi đó được gọi là kiện toàn hay hoàn chỉnh.
Một giai đoạn mới trong lịch sử cứu độ đã được mở ra với Đức Giêsu.
Giai đoạn chung cục này vừa liên tục, vừa vượt quá giai đoạn cũ.
Đức Giêsu mời chúng ta tuân giữ nghiêm túc Luật Thiên Chúa đã ban,
nhưng theo cách giải thích mới mẻ, hoàn chỉnh và có thẩm quyền của Ngài.
Muốn trở nên hoàn thiện, muốn đón nhận Nước Trời do Ngài khai mở,
cần sống Luật Tôra đã được Ngài giải thích lại.
Người Kitô hữu gốc Do Thái khi theo Đức Giêsu thì chẳng sợ mình bỏ đạo,
bỏ Lề Luật, bỏ các Ngôn sứ hay truyền thống của cha ông
Giáo huấn của Đức Giêsu đã chứa đựng cốt lõi tinh túy của Luật ấy rồi.
 
Làm thế nào để các Kitô hữu Á Châu cảm thấy đức tin của mình
không tạo ra sự xung đột hay đoạn tuyệt
với những giá trị của nền văn hóa mình đã lãnh nhận và đã sống?
Làm sao để mình sống viên mãn là một Kitô hữu, một người Công Giáo Rôma,
mà vẫn chẳng mất căn tính là người Việt Nam hay người Châu Á?
Chỉ cần một điều kiện, đó là thấy Kitô giáo không phá bỏ, nhưng kiện toàn
tất cả mọi giá trị cao quý có trong các nền văn hóa và tôn giáo khác.

 

Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa,
Chúa đã muốn trở nên con của loài người,
con của trái đất, con của một dân tộc.
Chúa vẫn yêu mến dân tộc của Chúa
dù họ từ khước Tin Mừng
và đóng đinh Chúa vào thập giá.
 
Xin cho chúng con biết yêu mến quê hương,
một quê hương còn nghèo nàn lạc hậu
sau những năm dài chiến tranh,
một quê hương đang mở ra trước thế giới
nhưng lại muốn giữ gìn bản sắc dân tộc
và bảo vệ nền đạo lý của cha ông.
 
Xin cho chúng con đừng nhắm mắt ngủ yên
trong sự an toàn và tiện nghi vật chất,
nhưng biết trăn trở trước nỗi khổ đau,
và làm một điều gì đó thật cụ thể
cho những đồng bào quanh chúng con.
 
Ước gì chúng con biết phục vụ đất nước
bằng khối óc, quả tim và đôi tay.
Và ước gì chúng con biết khiêm tốn
cộng tác với muôn người thiện chí.

 

 
 Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J



× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.