CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Cuộc đua xe đạp dịp Năm Thánh, tưởng nhớ Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô Như một sự tưởng nhớ đến Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô, vào Chúa nhật ngày 01/6, các tay đua tham dự Giro d’Italia sẽ đạp xe bên trong lãnh thổ Quốc gia Thành Vatican. Đây được coi là “chặng đầu tiên” cho Năm Thánh của thể thao, dự kiến diễn ra vào thứ Bảy 14 và Chúa nhật 15/6. Đọc tất cả   Trung Quốc bầu chọn Giám mục Phụ tá mặc dù đang trong thời gian “trống toà” Theo các nguồn tin của trang mạng AsiaNews, tại Trung Quốc, mặc dù Giáo hội hoàn vũ đang trong tình trạng “trống toà”, các linh mục địa phương đã được triệu tập vào ngày 28/4 để xác nhận việc lựa chọn cha Wu Jianlin, Tổng Đại diện làm Giám mục phụ tá Thượng Hải. Điều này cũng xảy ra tại Giáo phận Xinxiang, tỉnh Hà Nam, với cha Li Jianlin. Đọc tất cả   Toà Thánh cám ơn LHQ vì phiên họp tưởng nhớ Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô Tại Phiên họp Toàn thể của Liên Hiệp Quốc, diễn ra vào ngày 29/4 ở New York, để tưởng nhớ Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục Gabriele Caccia, Quan sát viên Thường trực của Toà Thánh tại Liên Hiệp Quốc nhắc lại những sự kiện quan trọng mà Đức cố Giáo Hoàng đã thực hiện nhằm đem lại lợi ích cho toàn thể nhân loại. Đọc tất cả   Tất cả Hồng y cử tri trong Mật nghị đều có quyền bỏ phiếu Trong một tuyên bố vào thứ Tư ngày 30/4/2025, Hồng y đoàn thông báo rằng tất cả 133 Hồng y cử tri tham gia Mật nghị sắp tới đều có quyền bỏ phiếu bầu Giáo hoàng mới. Đọc tất cả   Cái nhìn tổng quát về các Hồng y cử tri tham dự Mật nghị bầu Giáo hoàng thứ 267 Từ ngày 7/5/2025, 53 Hồng y người châu Âu, 37 Hồng y châu Mỹ, 23 Hồng y người châu Á, 18 Hồng y người châu Phi và 4 Hồng y người châu Đại Dương được triệu tập đến Mật nghị. Vị trẻ nhất là ĐHY Mikola Bychok, 45 tuổi, người Úc, gốc Ucraina; vị lớn tuổi nhất là ĐHY Carlos Osoro Sierra, 79 tuổi, người Tây Ban Nha. 15 quốc gia lần đầu có cử tri bầu Giáo hoàng, bao gồm Haiti, Cape Verde, Papua New Guinea, Thụy Điển, Luxembourg và Nam Sudan. Đọc tất cả   Lịch sử Mật nghị bầu Giáo hoàng Vào thứ Tư ngày 7/5/2025, 133 Hồng y cử tri, nghĩa là những vị dưới 80 tuổi, sẽ quy tụ tại Nhà nguyện Sistine ở nội thành Vatican để tham dự Mật nghị bầu vị Giáo hoàng thứ 267, người sẽ kế nhiệm Đức cố Giáo hoàng Phanxicô vừa qua đời ngày 21/4 vừa qua. Qua nhiều thế kỷ, nhiều thay đổi đã diễn ra và định hình nên cơ cấu của Mật nghị cho đến Mật nghị ngày nay. Đọc tất cả   Hàng ngàn người khuyết tật tham dự Ngày Năm Thánh Người Khuyết tật Trong hai ngày, từ ngày 28 đến 29/4/2025, khoảng 10 ngàn người khuyết tật từ hơn 90 quốc gia đã về Roma tham dự Ngày Năm Thánh dành cho người khuyết tật. Họ đã tham dự Thánh lễ và buổi chia sẻ giáo lý do Đức Tổng Giám mục Rino Fisichella chủ sự, cũng như trình bày những chứng từ đức tin thật cảm động. Đọc tất cả   Các Hồng y được mời gọi đặt Chúa Kitô vào trung tâm, cởi mở với Chúa Thánh Thần, quan tâm đến người nghèo Trong bài suy niệm chia sẻ với các Hồng y trong Phiên họp chung thứ 6 vào sáng ngày 29/4/2025, Viện phụ Donato Ogliari của Đan viện Dòng Biển Đức Thánh Phaolô Ngoại thành, thúc giục các Hồng y đặt Chúa Kitô vào trung tâm, vì một Giáo hội cởi mở với tình huynh đệ và đối thoại, hoạt động vì lợi ích của thế giới và hòa bình, quan tâm đến người nghèo và người bất hạnh. Đọc tất cả   Cơ quan hỗ trợ tị nạn Dòng Tên tiếp tục hành trình theo tinh thần của Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô Suy tư về di sản của Đức Cố Giáo Hoàng Phanxicô như một người bảo vệ toàn cầu cho người tị nạn và hòa bình, thầy Michael Schöpf, tu sĩ Dòng Tên, Giám đốc Cơ quan hỗ trợ tị nạn Dòng Tên (JRS) nhấn mạnh, tiếp tục hành trình theo tinh thần của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô. Đọc tất cả   Đức Hồng Y của Philippines: Không chính trị hóa Mật nghị bầu Giáo hoàng Đức Hồng Y Pablo Virgilio David, Giám mục Kalookan của Philippines nhấn mạnh, Mật nghị Hồng y là một tiến trình phân định thiêng liêng, chứ không phải là một cuộc tranh cử chính trị, đồng thời kêu gọi các tín hữu Công giáo tránh việc vận động hay suy đoán về vị Giáo hoàng kế tiếp. Đọc tất cả  

Lịch Phụng Vụ


Chạm đến thì được khỏi (05.02.2024 – Thứ Hai Tuần 5 TN)

04/02/2024
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Chạm đến thì được khỏi (05.02.2024 – Thứ Hai Tuần 5 TN)

Bài Ðọc I: 1V 8, 1-7. 9-13

“Họ mang hòm bia Thiên Chúa vào nơi Cực Thánh, và mây bao phủ nhà Chúa”.

Trích sách Các Vua quyển thứ nhất.

Trong những ngày ấy, các kỳ lão Israel, cùng những thủ lãnh các chi họ và những trưởng gia tộc con cái Israel đều tề tựu trước mặt vua tại Giêrusalem, để cung nghinh hòm bia Thiên Chúa từ thành Ðavít, tức là thành Sion. Trong ngày đại lễ, nhằm tháng Ethanim, tức tháng bảy, toàn dân Israel tụ họp quanh vua Salomon. Khi các kỳ lão Israel đến, các tư tế liền khiêng hòm bia, và mang hòm bia Chúa đi, mang cả nhà tạm giao ước và tất cả những đồ thánh trong nhà tạm; các tư tế và các thầy Lêvi phụ trách khiêng đi.

Vua Salomon và toàn dân Israel tề tựu quanh ngài, tiến đi với ngài trước hòm bia, và tế lễ vô số chiên bò không kể xiết. Các tư tế khiêng hòm bia Thiên Chúa đặt vào nơi đã chỉ định tại đền thờ, nơi cực thánh, dưới cánh các tượng vệ binh thần. Các tượng này giang cánh trên nơi để hòm bia, và che phủ hòm bia và các đòn khiêng. Trong hòm bia không có gì khác ngoài hai bia đá mà Môsê đã đặt vào hòm ở núi Horeb, lúc Chúa lập giao ước với con cái Israel khi họ ra khỏi đất Ai Cập. Khi các tư tế lui ra khỏi cung thánh, thì có mây bao phủ nhà Chúa. Vì mây mù, nên các tư tế không thể đứng đó mà thi hành chức vụ: vì vinh quang của Chúa tràn đầy nhà Chúa. Bấy giờ Salomon nói rằng: “Chúa đã từng phán sẽ ngự trong đám mây. Vậy tôi đã xây cất ngôi nhà làm nơi ở cho Chúa, một nơi vững chắc Chúa ngự đến muôi đời”.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 131, 6-7. 8-10

Ðáp: Lạy Chúa, xin lên đường đi tới nơi an nghỉ.

Xướng: 1) Ðây là điều chúng tôi đã nghe nói tại EpDtata, chúng tôi đã gặp thấy nơi đồng ruộng Gia-ar. Chúng ta hãy tiến vào nhà Chúa, hãy sụp lạy trước bệ dưới chân Ngài.

Ðáp: Lạy Chúa, xin lên đường đi tới nơi an nghỉ.

2) Lạy Chúa, xin lên đường đi tới nơi an nghỉ, Chúa và Hòm Bia oai quyền của Chúa cùng đi! Các tư tế của Ngài hãy mặc lấy lòng đạo đức, và các tín đồ của Ngài hãy mừng rỡ hân hoan. Xin vì Ðavít là tôi tớ Chúa, Chúa đừng hắt hủi người được Chúa xức dầu.

Ðáp: Lạy Chúa, xin lên đường đi tới nơi an nghỉ.

 

Alleluia: Ga 14,5

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mc 6, 53-56

“Tất cả những ai chạm tới Người, đều được khỏi bệnh”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Maccô.

Khi ấy, Chúa Giêsu và các môn đệ qua biển rồi, các ngài tới miền Giênêsarét và ghé bến. Các ngài lên khỏi thuyền, tức thì người ta nhận ra Người, họ liền rảo chạy khắp miền, và nghe tin Người ở đâu thì khiêng những người đau yếu nằm trên chõng đến đó. Bất cứ Người vào làng trại hay đô thị nào, người ta cũng đặt các bệnh nhân ở các nơi công cộng và xin Người cho họ ít là được chạm tới gấu áo Người, và tất cả những ai chạm tới Người, đều được khỏi bệnh.

Ðó là lời Chúa.

 

Suy niệm:

Tiếng Việt có nhiều động từ nói về xúc giác:

sờ, mó, đụng, chạm, rờ…

Xúc giác là một trong năm ngũ quan.

Nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, có khi vẫn chưa đủ.

Người ta còn muốn sờ thấy, xem đằng mặt, bắt đằng tay.

Sờ là một cách kiểm chứng đôi khi được coi là đáng tin hơn thấy.

Đức Giêsu phục sinh đã nói với các môn đệ:

“Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà!

Cứ rờ xem, ma đâu có xương thịt như anh em thấy Thầy có đây?” (Lc 24, 39).

Thánh Tôma xem ra thích kiểm chứng bằng đụng chạm:

“…nếu tôi không đặt ngón tay tôi vào lỗ đinh,

không đặt bàn tay tôi vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin” (Ga 20,25).

Đức Giêsu phục sinh đã chiều Tôma (Ga 20,27).

Thiên Chúa đã chiều nhân loại, khi cho Con Ngài làm người như ta,

nhờ đó chúng ta có thể đụng chạm đến Thiên Chúa theo nghĩa đen.

Thánh Gioan đã reo lên khi loan báo Tin Mừng này:

“Điều vẫn có ngay từ lúc đầu, điều chúng tôi đã nghe,

Điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng,

và bàn tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống” (1Ga 1,1).

Bài Tin Mừng hôm nay là một bản tóm lược dài về quyền năng của Đức Giêsu.

Quyền năng này được thi thố qua việc chữa bệnh.

“Người ở đâu thì người ta cáng bệnh nhân đến đó.

Người đi tới đâu…người ta cũng đặt kẻ ốm đau ở chỗ công cộng” (cc. 55-56).

Dân chúng tin vào sức mạnh xuất phát từ chính con người Đức Giêsu.

Ở đây không phải là chuyện Ngài đụng chạm vào các bệnh nhân để chữa họ,

mà là các bệnh nhân xin “ít là được chạm đến tua áo choàng của Người;

và “bất cứ ai chạm đến, thì đều được khỏi” (c. 56).

Cái chạm của bệnh nhân là cái chạm của lòng tin vào Đức Giêsu.

Nó giống với cái chạm của người phụ nữ bị băng huyết (Mc 5, 28).

Không phải chỉ là chạm bằng tay, mà bằng cả con người.

Nơi đáy lòng con người vẫn có khát khao được đụng chạm đến Thiên Chúa,

cả nơi những người không tin có Ngài hay bướng bỉnh như Tôma.

Truyền giáo là giúp người ta thực hiện ước mơ chính đáng: chạm đến Thiên Chúa.

Nhà truyền giáo phải là người đã có kinh nghiệm chạm đến Thiên Chúa.

Mong mỗi Kitô hữu trở nên một nhà truyền giáo

nhờ đụng chạm đến Lời Chúa và các Bí Tích mỗi ngày.

 

Cầu nguyện:

 

Con đã yêu Chúa quá muộn màng!

Ôi lạy Chúa là vẻ đẹp vừa cổ kính,

vừa luôn mới mẻ,

con đã yêu Chúa quá muộn màng!

Bấy giờ Chúa ở trong con

mà con thì ở ngoài,

con cứ chạy đi tìm Chúa ở ngoài.

 

Con thật hư hỏng,

khi chạy theo các thụ tạo xinh đẹp.

Bởi thế, bấy giờ Chúa ở với con

mà con lại không ở với Chúa.

Các thụ tạo xinh đẹp kia cứ giữ con ở xa Chúa,

trong khi chúng hiện hữu được là nhờ Chúa.

 

Chúa đã gọi con, đã gọi to

và phá tan sự điếc lác của con.

Chúa đã soi sáng

và xua đi sự mù lòa của con.

Chúa đã tỏa hương thơm ngát

để con được thưởng thức,

và giờ đây hối hả quay về với Chúa.

Con đã nếm thử Chúa

và giờ đây con đói khát Người.

Chúa đã chạm đến con,

nên giờ đây con nóng lòng

chạy đi tìm an bình nơi Chúa. Amen

(Thánh Âu-Tinh)

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J




× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.